Xin chào các bạn, tôi là Dr.G.
Từ giờ chúng ta có thể dễ dàng thấy
được hình ảnh những khách tham quan đầu đội Hijab khi đến những khu vực như Insa-dong
hay Myeongdong. Các bạn biết không, năm vừa rồi số lượng khách tham quan Hồi
Giáo đến đất nước của chúng ta có đến 740.000 người ở khu vực Châu Á, 160.000
người ở khu vực Trung Đông, khoảng 80.000 người đến từ khu vực những quốc gia
Âu Mỹ và Châu Phi.
Trong số những thứ có thể thu hút được
những vị khách hồi giáo này chúng ta cần phải để mắt tới thị trường ‘HALAL” – đây
được gọi là vùng đất cơ hội mới và cũng là nơi cho ngành công nghiệp thực phẩm
phát triển.
Theo Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
cho biết, quy mô thị trường thực phẩm cho người Hồi Giáo năm vừa rồi có chỉ số
lớn hơn các thị trường thực phẩm Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc với tiêu chuẩn là 1.088
tỷ Đô la (khoảng 1 triệu 100 ngàn tỷ won Hàn Quốc).
Đặc biệt tính luôn cả Việt Nam,
Indonesia, Malaysia thì số lượng người Hồi Giáo là khoảng 1,6 tỷ người chiếm
25% dân số thế giới và là thị trường Blue-ocean cho dòng thực phẩm đạt chứng nhận
Halal của Hàn Quốc.
Thực phẩm Halal phải thông qua các thủ
tục về an toàn vệ sinh một cách nghiệm ngặt, v.v.. ngoài ra còn phải được công
nhận là thực phẩm có lợi cho sức khỏe cho nên Thực phẩm Halal cùng với quy mô của
thị trường này cũng đang dần trở nên phát triển hơn.
CHỨNG NHẬN HALAL
Halal theo tiếng Arab là “hợp pháp”,
theo thiêng luật của người Hồi Giáo thì nó ám chỉ đến những thực phẩm mà người
Hồi Giáo được phép ăn và sử dụng. Đây là con dấu chứng nhận những sãn phẩm cũng
như quy trình, thiết bị sản xuất, v.v… đều đã thông qua một thủ tục cực kỳ
nghiêm ngặt mới đạt được.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬN CHỨNG
CHỈ HALAL
- 3 không (không độc, không cồn, không nhiễm máu động vật)
- Nguyên liệu và các chất phụ gia của những thực phẩm Halal phải có xuất xứ
rõ ràng.
- Cấm tiếp xúc với thực phẩm Halal bắt đầu từ khâu vận chuyển nguyên vật
liệu.
- Giết mỗ phải có lòng nhân từ theo nghi thức Hồi Giáo.
Phải quản lý nghiêm ngặt điều kiện vệ
sinh, quá trình xử lý, chế biến thực phẩm và nguyên vật liệu. Sản phẩm không được
sử dụng thịt heo, loài lưỡng cư, động vật ăn thịt, máu của động vật. Khi tiến
hành giết mỗ động vật phải cắt vào động mạch bằng dao một cách nhanh gọn để con
vật không phải phát ra tiếng kêu đau đớn và phải làm sạch máu hoàn toàn, sau
công đoạn giết mỗ phải tiến hành kiểm tra xem con vật đó có bệnh hay không. Dấu
chứng nhận Halal chỉ có hiệu lực trong 1 năm cho nên phải tiến hành kiểm tra lại
theo tiêu chuẩn trước đó để đổi lại con dấu mới.
Chính vì những điều này mà chứng nhận
Halal phải thông qua các thủ tục cực kỳ khó nên không chỉ có các tín đồ Hồi
Giáo mà rất nhiều người cũng mua những sản phẩm có chứng nhận này vì họ tin rằng
thực phẩm có chứng nhận Halal là những “thực phẩm an toàn”. Do đó quy mô thị
trường thực phẩm Halal đang dần phát triển một cách nhanh chóng.
Tuy không phải là việc dễ dàng nhưng Men
vi sinh ZIGUNUK BIFIDUS của Dr.G đã thông qua quá trình đầy khó khăn để nhận chứng
nhận Halal và trở thành thực phẩm an toàn với tư cách là nhãn hàng mà ông đã trực
tiếp nghiên cứu trên các chủng khuẩn, cũng như là chuyên gia về men vi sinh với
những kỹ thuật nghiên cứu của riêng mình trong suốt 30 năm qua với chủng
probiotics có nguồn gốc từ con người.
Hiện tại, men vi sinh ZIGUNUK BIFIDUS
của Dr.G đã nhận được chứng nhận Halal nên công ty đang tiến vào thị trường những
nước như : Malaysia, v.v.. đồng thời cũng đã xuất men vi sinh đến hơn 17 nước
trên thế giới.
Chứng nhận Halal tức là phải thông
qua các thủ tục phức tạp và nghiêm ngặt trong suốt quá trình lưu thông sản phẩm
từ công đoạn chế biến, bao bì, bảo quản đến vận chuyển và hơn hết biểu tượng đó
còn trở nên có ý nghĩa hơn nữa khi sản phẩm được công nhận với tư cách là thực
phẩm an toàn.
Ngay cả những quốc gia không theo Đạo
Hồi một cách chính thức cũng yêu cầu có chứng nhận Halal cho những người theo Đạo
Hồi bên trong quốc gia của họ, điều này có thể thấy được khả năng tăng trưởng sau
này của ngành công nghiệp Halal sẽ còn phát triển cao hơn nữa.
tôi nghĩ rằng về lâu về dài chứng nhận
Halal không còn là sự lựa chọn nữa mà nó sẽ trở thành một sự cần thiết ở thế kỷ
21 này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét