Xin chào các bạn. Tôi là Dr.G.
Chắc có lẽ những bạn thường xuyên ghé thăm blog của Dr.G cũng biết được rằng những vi sinh vật trong đường ruột (hay còn được gọi là những chủng khuẩn hoặc vi khuẩn đường ruột) có sức ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chúng ta như thế nào phải không ?
Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu liên tiếp khiến chúng ta ngạc nhiên về mối quan hệ giữa những vi sinh vật đó và sức khỏe của chúng ta.
Hôm nay Dr.G sẽ giới thiệu đến các bạn một kết quả nghiên cứu sẽ làm các bạn cảm thấy rất thú vị.
Nguyên cứu này nói về hiệu quả của thuốc trị bệnh tiểu đường là do vi khuẩn bên trong đường ruột mà ra. Nào, chúng ta hãy cùng quan sát thử nhé !
CÓ PHẢI HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ DO VI KHUẨN BÊN TRONG ĐƯỜNG RUỘT ???
Tiến sĩ Frederick Beckett của Đại học Gothenburg, Thụy Điển đã công bố một kết quả nghiên cứu mới cho rằng khi sử dụng Metformin (thuốc điều trị tiêu chuẩn cho bệnh tiểu đường ở người lớn) thì số lượng vi khuẩn ở đường ruột sẽ tăng nhanh và có thể làm hạ đường huyết xuống. Ông còn cho biết, qua kết quả nghiên cứu mới này ông đã chứng minh đó là sự thật sau khi thử nghiệm lâm sàng với đối tượng là 40 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Nhóm nghiên cứu của ông đã chia những người bệnh tiểu đường ra thành hai nhóm. Tất cả đều được dùng thức ăn có lượng calo thấp, nhưng trong đó có một nhóm sử dụng thuốc Metformin và thuốc điều trị bệnh dạ dày. Sau đó nhóm nghiên cứu đã quan sát sự thay đổi của vi khuẩn bên trong đường ruột của những nhóm này trong suốt quá trình thử nghiệm. Kết quả cho thấy cấu tạo của vi khuẩn bắt đầu xuất hiện thay đổi một cách nhanh chóng bên trong đường ruột của nhóm sử dụng Metformin.
Đặc biệt là chủng khuẩn Akkermansia và Bifidobacterium cũng tăng đột biến. Họ cho biết hai chủng khuẩn đường ruột này sau khi tiếp xúc với Metfomin đã tăng lên một cách nhanh chóng.
* Chắc giờ các bạn đã quen thuộc với Bifidobacterium rồi phải không ? ^^ Những chủng khuẩn chính mà ZIGUNUK BIFIDUS sử dụng chính là chủng Bifidobacterium BGN4 và BORI.
Nhóm nghiên cứu đã lấy phân của bệnh nhân sử dụng thuốc Metformin và cấy vào chuột thí nghiệm bị tiểu đường. Họ thấy tính kháng đường nho GDL được cải thiện và các tế bào đã xuất hiện khả năng hấp thụ đường nho GDL từ máu. Tuy nhiên kết quả này lại hoàn toàn không có ở cùng những con chuột bị tiểu đường có cấy phân được lấy từ các bệnh nhân không sử dụng thuốc Metformin.
Tiến sĩ Beckett đã giải thích rằng việc này cho thấy hiệu quả làm hạ đường huyết của Metfomin thúc đẩy một phần nhất định sự tăng trưởng của vi khuẩn đường ruột.
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường Metformin, tiến sĩ Beckett cũng dự đoán rằng có thể có khả năng quản lý đường huyết tốt nếu chúng ta có thể thúc đẩy làm gia tăng lượng khuẩn Akkermansia và Bifidobacterium thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống.
Câu chuyện khó hiểu quá phải không các bạn ??
Nói một cách đơn giản hơn tức là hiệu quả làm hạ đường huyết của Metformin được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến một số chủng khuẩn bên trong đường ruột, như Bifidobacterium và các chủng khuẩn khác, v.v..
Hình như lúc trước Dr.G đã giải thích cho các bạn biết rằng con người chúng ta có khoảng 30 ngàn tỷ tế bào và khoảng 39 ngàn tỷ vi khuẩn đường ruột. Những chủng khuẩn đường ruột hình này thành nên hệ microbiome bên trong đường ruột của chúng ta.
Những chủng khuẩn đường ruột khỏe mạnh giúp giữ căng bằng, phân giải những thức ăn chúng ta đưa vào cơ thể và chuyển hóa chúng thành năng lượng, đồng thời ngăn chặn sự lây nhiễm. Chúng còn điều tiết hệ miễn dịch và tạo ra những chất dinh dưỡng như : Vitamin K, Vitamin B12, v.v…
Dĩ nhiên chúng cũng gởi đến não của chúng ta những tín hiệu báo rằng chúng ta đang bị trầm cảm hoặc bất an, thậm chí chúng cũng có thể điều tiết lại sự thèm ăn.
Chính vì thế nếu như sự cân bằng của chủng khuẩn bên trong đường ruột bị phá vỡ sẽ dẫn đến phát sinh rất nhiều loại bệnh. Năm rồi cũng đã có kết quả nghiên cứu sơ bộ về chủng khuẩn đường ruột có liên quan đến bệnh Parkinson.
Như vậy chúng ta không biết chắc được những "gã khổng lồ tí hon" bên trong cơ thể chúng ta sẽ biến hóa như thế nào. Khi số lượng và chủng loại của chúng gia tăng càng nhiều thì chúng có thể làm chúng ta phấn khởi nhưng cũng có thể làm chúng ta u sầu, chúng có thể làm chúng ta tăng cân hoặc ốm đi, thậm chí có thể gây bệnh cho chúng ta tùy theo mức độ phân bố của chúng như thế nào. Cho nên chúng ta cần cố gắng thật nhiều để đảm bảo sự cân bằng cho các chủng khuẩn đường ruột.
Hiện tại các Giới Y Học và Khoa Học đang chú ý đến “Microbiome – vi sinh vật đường ruột”, nên các bạn hãy ghi nhớ thuật ngữ này nhé. ~
0 nhận xét:
Đăng nhận xét