Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

70~80% Căn bệnh táo bón kinh niên của người hiện đại sẽ có thể thuyên giảm nếu thay đổi thói quen ăn uống ?

Xin chào các bạn. Tôi là Dr.G.
Căn bệnh táo bón đáng ghét này còn được gọi là căn bệnh kinh niên của người hiện đại !





Ngày nay bệnh nhân táo bón đang càng ngày càng nhiều do nhiều nguyên nhân như : thói quen ăn uống theo Phương Tây, thói quen sinh hoạt đại tiện không theo nguyên tắc, giảm cân, v.v…

Nếu cứ phớt lờ thì bệnh sẽ trở thành mãn tính hoặc sẽ xuất hiện những bệnh hậu môn như bệnh trĩ và dĩ nhiên cả bệnh về đường ruột, cho nên chúng ta cần có cách ứng phó một cách thích hợp ở thời kỳ đầu phát bệnh. 

Những bạn bị khổ sở do bệnh táo bón thường tìm đến thuốc điều trị táo bón trước, tuy nhiên bạn có biết nếu thay đổi thói quen sinh hoạt thì 70~80% bệnh táo bón sẽ có thể thuyên giảm không ? Hôm nay Dr.G sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về căn bệnh này nhé !  


DO TÁO BÓN NÊN SỢ ĐI VỆ SINH, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU ?

Người ta ước tính có đến 20% dân số mắc bệnh táo bón, căn bệnh này còn được gọi là bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt.

Khi bạn ăn ít thức ăn thì khối lượng phân sẽ nhỏ đi và khó đào thải ra ngoài hơn, còn nếu uống ít nước sẽ làm phân trở nên cứng  hơn dẫn đến dễ bị táo bón. Hơn nữa nếu không chịu khó tập thể dục sẽ khiến nhu động ruột trở nên kém đi nên bạn phải dùng lực để đẩy phân ra ngoài, cũng có khi bạn đi đại tiện nhưng không có cảm giác muốn đi như vậy vô tình sẽ làm phân ở trong ruột lâu hơn. 

Tức là táo bón hình thành do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt của chúng ta nên chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt một chút cũng có thể cải thiện được tình trạng của bệnh.


Các bạn nên thực hiện phương pháp tự điều trị trước thay vì giống như nhiều người thường đi đến bệnh viện khi mắc bệnh táo bón. Nên có trường hợp tự mua thuốc điều trị táo bón hoặc tiến hành điều trị sai cách và cũng có không ít trường hợp không được điều trị cho đến khi ruột không còn hoạt động được.  

Theo điều tra của Hiệp hội Các bệnh hậu môn và đường ruột Hàn Quốc, có 12.8% người đã tiến hành cho sử dụng thuốc táo bón, 12.6% sử dụng café, 2.8% hút thuốc, 2% sử dụng phương pháp thụt rửa, v.v…  để tự giải quyết bệnh táo bón, đây là những nhân tố làm bệnh táo bón trở nên nặng hơn. 

Hơn nữa, nếu thường xuyên tiến hành thụt rửa sẽ phát sinh nguy cơ bị lỡ loét, trong trường hợp tiến hành thụt rửa sẽ làm chức năng của cơ co thắt, trực tràng, v.v… bị suy giảm. Nghĩa là khi lực co thắt yếu đi thì hậu môn sẽ khó khép kín lại và dễ dẫn đến việc không kiềm chế được việc đại tiện. Cũng có trường hợp thụt rửa hơn 1 tuần dẫn đến niêm mạc trực tràng bị tổn thương, làm giảm cảm giác tiếp xúc với phân và làm bệnh táo bón trở nên nặng hơn. 

Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện những lỗ khoan bên trong trực tràng gây xuất huyết, hoặc vi khuẩn sẽ xâm nhập đến đại tràng gây ra lở loét, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu. Vì vậy chỉ nên thụt rửa khoảng 1 lần khi đi đại tiện trên 3 ngày nhưng không nhìn thấy phân. Nghĩa là việc thụt rửa này không thể giải quyết dứt bệnh táo bón mãn tính.


Theo quy tắc đại tiện thông thường, một ngày chúng ta sẽ đi ra khoảng 200g phân, tuy nhiên nếu cách 3~4 ngày quan sát phân một lần mà không thấy bất thường và bản thân chúng ta cũng không cảm thấy có gì khó chịu thì đó là điều bình thường. 

Nhưng nếu như sinh hoạt đại tiện không dễ dàng và cứ 3~4 ngày một lần phải dùng sức hoặc hoặc cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện, hay do phân cứng gây khó đi và phải dùng nhiều sức mới đẩy ra ngoài được thì lúc đó đúng là bạn đã bị mắc bệnh táo bón.


THÓI QUEN SINH HOẠT GÂY RA TÁO BÓN
VÀ PHƯƠNG PHÁO ĐỐI PHÓ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Bạn phải cải thiện thói quen sinh hoạt ít nhất từ 2~3 tuần mới có thể thấy được hiệu quả, nhất là khi mắc bệnh táo bón nhưng lượng phân hoặc độ ẩm không có bất thường và cũng không phát sinh kèm những bệnh đặc biệt khác, hoặc khi ruột hoạt động không tốt, hay trường hợp không cảm thấy thoải mái khi đại tiện.


Chính vì thế tốt nhất bạn nên tăng cường hấp thụ chất xơ và nước nếu lượng phân và độ ẩm trở nên khác thường. 

Trường hợp giảm nhu động ruột : tốt nhất bạn nên đi bộ 30 phút một ngày và ngưng sử dụng thuốc táo bón. 

Đối với người thường xuyên hút thuốc : chất nicotine trong thuốc lá sẽ làm giảm kích thích niêm mạc ruột dẫn đến ruột không hoạt động tốt gây nên bệnh táo bón hoặc làm bệnh trở nên nặng hơn.

Không nên ngồi quá lâu khi đi đại tiện : thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh sẽ gây ra bệnh táo bón. Khi bạn không có nhu cầu đi đại tiện nhưng lại ngồi quá lâu để xem điện thoại, v.v.. sẽ làm sự giảm sự kích thích ở hậu môn, vì thế bạn không nên ngồi lâu hơn 10 phút.


Hơn nữa việc uống men vi sinh probiotics cũng có hiệu quả trong việc cải thiện táo bón.
Men vi sinh probiotics giúp cân bằng chủng khuẩn bên trong đường ruột, đồng thời giúp nhu động ruột trở nên tích cực hơn thúc đẩy hoạt động đào thải phân ra ngoài. Tốt hơn hết bạn nên uống men vi sinh có chứa sẵn thức ăn cho lợi khuẩn là chất xơ và đường Oligosaccharides. Đặc biệt chất xơ sẽ giúp ích rất nhiều trong trường hợp mắc bệnh táo bón.


Cho nên thế bạn cần quan sát, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh táo bón cũng như phương pháp điều trị phù hợp với từng sinh hoạt đặc biệt. 

Có lẽ các bạn thường dễ nghĩ ngay đến thuốc táo bón khi mắc táo bón thông thường đúng không ?

Tuy nhiên thuốc táo bón có nhiều loại có tính kích thích dẫn đến sự co cơ hoặc làm tăng khối lượng của phân bên trong đường ruột, v.v… Ngoài ra các bạn cũng nên chú ý vì cũng có trường hợp không biết rõ được triệu chứng táo bón của bản thân mình rồi sử dụng thuốc không phù hợp làm giảm chức năng của nhu động ruột hoặc vô tình làm triệu chứng trở nên nặng hơn.



(Sau này chúng tôi sẽ giới thiệu với đầy đủ đoạn clip về những nhân vật này,
các bạn hãy chờ đợi nhé !)


Thông qua bảng đo phân người Bristol, chúng ta cũng có thể biết được “Hình dáng phân của chúng ta là thuộc dạng táo bón hay phân vàng khỏe mạnh, hoặc tiêu chảy, đúng không ?”

Cho nên từ giờ các bạn không nên giải quyết bệnh táo bón bằng thuốc điều trị táo bón nữa, mà thay vào đó chúng ta hãy thử cải thiện tình trạng táo bón và thay đổi một chút thói quen sinh hoạt nhé. 





0 nhận xét: