Hai
vợ chồng giáo sư Huh Joon-Ryul và Gloria Choi đã phát biểu trên hai bài báo đã
được xuất bản của tạp chí Nature cho biết : Các vi khuẩn đường ruột bên trong cơ
thể người mẹ trong gia đoạn mang thai có ảnh hưởng đến tế bào não của thai nhi.
Hai
vợ chồng giáo sư Hàn Quốc hiện sống ở Mỹ, lần đầu tiên phát hiện ra những vi
khuẩn đường ruột của người phụ nữ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh
ra trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó họ cũng đã tìm ra một khu vực mới của não bộ có thể gây
ra chứng tự kỷ. Tuy họ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên động vật nhưng nghiên
cứu của họ đã nhận được nhiều đánh giá cho rằng những điều này chính là nền tảng
giúp mở ra một con đường mới có thể điều trị chứng trầm cảm sau này.
Hai
vợ chồng giáo sư Huh Joon-ryul của Đại học Y thuộc Đại học Massachusetts, Mỹ (ông
hiện đang công tác tại Đại học Y Harvard)
và giáo sư Gloria Choi thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) đã phát
biểu về luận văn nghiên cứu của họ trên 2 bài báo học thuật quốc tế “Nature”
vào ngày 14 và cho biết : Họ đã phát hiện một cách chi tiết quá trình của những
chú chuột bạch bị nhiễm virus trong lúc mang thai và sinh ra những chú chuột
con có chứng tự kỷ. Tạp chí Nature cũng cho biết 2 vợ chồng giáo sư đã đưa ra
thành quả nghiên cứu quan trọng nhất trong những luận văn được đăng trên tạp
chí lần này.
Chứng
tự kỷ là những triệu chứng về các trở ngại trong việc phát triển có tính tổng
quát được nhìn thấy thông qua các triệu chứng như : không thể giao tiếp bằng ngôn
ngữ với người khác và tính xã hội bị giảm xuống một cách đáng kể, v.v.. Các nhà
nghiên cứu cho biết có đến 1% dân số của toàn thế giới là những bệnh nhân mắc bệnh
tự kỷ. Đã có kết quả điều tra tất cả trẻ em được sinh ra ở Đan Mạch từ năm 1980
~ 2005 cho thấy : Nếu người mẹ bị nhiễm virus trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ có
nguy cơ sinh ra trẻ mắc chứng tự kỷ cao gấp 3 lần.
Trước
đó vào năm 2016, hai vợ chồng giáo sư Huh đã cho biết : Nếu những chú chuột bạch
bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai thì những protein được sinh ra từ các tế
bào miễn dịch đặc biệt sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào não của bào
thai. Họ đã thấy những chú chuột mới sinh có những triệu chứng tự kỷ như thường
lập lại những hành vi giống nhau, không hòa nhập với đồng loại, v.v… họ cũng đã
phát hiện không chỉ chuột bạch mà con người cũng có những tế bào miễn dịch tương
tự.
Các nhà
nghiên cứu cũng cho biết : Chính một chủng loại vi khuẩn đường ruột có ở hệ
tiêu hóa đã tạo ra tế bào miễn dịch đặc trưng này. Nhưng
họ đã loại bỏ những vi khuẩn đường ruột này bằng thuốc kháng sinh nên cho dù những chú chuột bạch bị nhiễm virus
trong thời kỳ mang thai vẫn có thể sinh ra những chú chuột con bình thường. Đây
cũng là một trong những cách ngăn chặn việc sinh ra những chú chuột tự kỷ.
Các
nhà nghiên cứu cho biết việc nhiễm virus cũng gây ảnh hưởng đến não bộ. Bên cạnh
đó, còn có các tế bào miễn dịch nhắm vào các mục tiêu bên trong các vùng não chịu
trách nhiệm về các giác quan của cơ thể, chúng ngăn chặn những tín hiệu phát ra
từ não đồng thời cũng làm các hành vi tự kỷ của những chú chuột bạch giảm xuống
đáng kể.
Giáo
sư Craig Powell của bệnh viện Tây Nam Texas đã bình luận trên tạp chí Nature
cho biết : "Việc này đã đưa ra một sự khởi đầu có giá trị về các tác dụng tương
tác phức tạp của sự phát triển não bộ với hệ thống miễn dịch và vi khuẩn đường
ruột.”
Giáo
sư Huh cho biết : “Gần đây ngành khoa học về Thần kinh và hệ miễn dịch đang nhận
được sự quan tâm rất lớn và các nhà khoa học cũng đang tiến hành nghiên cứu về
sự liên quan giữa phản ứng miễn dịch với các bệnh nhân mắc bệnh về não như : chứng
tự kỷ, bệnh sa sút trí tuệ, v.v... Hơn nữa do vợ của tôi chuyên về môn Sinh học
thần kinh còn tôi chuyên nghiên cứu về hệ miễn dịch nên những nghiên cứu của
chúng tôi được dung hòa một cách tự nhiên.”
Bên cạnh đó còn có những Tiến sĩ của 2 trường
Đại học nêu trên là : Kim Sang-Doo, Kim Hyun-Joo, and Im Young-Shin là những
tác giả đầu tiên của những bài báo này.
(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét