Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 1) - Phần 06 : Thuốc kháng sinh

Dr.G xin chào các bạn.

Trước đó không lâu Dr.G đã từng đề cập đến bài báo cáo về những quốc gia OECD có tỷ lệ sự dụng thuốc kháng sinh cao nhất. Như các bạn cũng biết nếu lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ sinh ra những vi khuẩn kháng thuốc, không những vậy chúng cũng có thể trở thành “siêu khuẩn” không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đối với trường hợp trẻ bị kháng thuốc kháng sinh thì chỉ cần một căn bệnh đơn giản cũng đủ làm trẻ bị nguy hiểm đến tính mạng.


 Nếu vậy thuốc kháng sinh ảnh hưởng như thế nào đến tổng vi sinh vật ? Hôm nay Dr.G sẽ cùng các bạn tìm hiểu về thuốc kháng sinh và microbiome nhé !



THUỐC KHÁNG SINH NHƯ NHỮNG TRẬN “MƯA BOM” DỘI XUỐNG VI SINH VẬT

Từ “kháng sinh” trong thuốc kháng sinh theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “chống lại sinh mệnh”, tuy nhiên nhiều người thường sử dụng lẫn lộn giữa thuốc kháng sinh và thuốc kháng khuẩn vì thế ở bài viết này chúng ta sẽ bàn về những loại thuốc kháng khuẩn.

Ở thế kỷ 20, thuốc kháng sinh có thể làm gia tăng sức khỏe và tuổi thọ của con người nhiều hơn so với những loại thuốc nước khác, tuy nhiên ngày nay do sự phát triển của thuốc kháng sinh nên cũng giúp đẩy nhanh sự tiến hóa của vi khuẩn, cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của những vi khuẩn kháng thuốc và không thể tiêu diệt bằng thuốc kháng sinh.





Những vi khuẩn này bị biến đổi và gây ra nhiều bệnh hơn trước kia, nghĩa là những vi sinh vật này chống lại thuốc kháng sinh và tự nuôi dưỡng khả năng kháng thuốc của chúng. Chúng sẽ trao đổi DNA với nhau theo chu kỳ, đồng thời thích ứng nhanh và tiến hóa trong suốt thời gian chúng sống, chính điều này giúp làm gia tăng số lượng “siêu vi khuẩn”.

Gần đây theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết : “Khả năng kháng chất kháng khuẩn là mối đe dọa nghiêm trọng mà chúng ta không thể thấy trước ở tương lai. Chúng sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và ở tất cả các quốc gia trên thế giới.”




 Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ cảm nhiễm những vi khuẩn có hại. Theo một kết quả nghiên cứu trên chuột thử nghiệm cho biết : Do sử dụng thuốc kháng sinh nên bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli và vi khuẩn Salmonella xảy ra thường xuyên hơn.

Nếu ở đường ruột tập trung những vi khuẩn tốt thì những vi khuẩn xấu sẽ khó xâm nhập vào, tuy nhiên những vi khuẩn tốt lại bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh nên làm tăng khả năng sinh sôi của những vi khuẩn xấu vốn có trước đó. 

Ngoài ra lớp chất nhầy ở đường ruột cũng bị loãng đi do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh. Lớp chất nhầy đóng vai trò bảo vệ đường ruột khỏi các bệnh về đường ruột có tính viêm nhiễm. Có một kết quả khác cũng cho rằng thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến những vi khuẩn lấy chất nhầy làm nguồn năng lượng.



Chính vì thế nên chú ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cùng với những sản phẩm có chứa vi sinh vật, nhất là nên sử dụng probiotics sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, ít nhất từ 1 ~ 2 tiếng.

Theo điều tra gần đây cho biết trong số đối tượng tham gia sử dụng thuốc kháng sinh cùng với probiotics (yogurt x) có đến 42% người giảm đáng kể chứng viêm đại tràng do vi khuẩn và tiêu chảy. Bên cạnh đó có kết quả phân tích của 31 luận văn liên quan đến probiotics cho thấy Men Sakaromiss Boulardii có hiệu quả làm giảm triệu chứng tiêu chảy liên quan đến thuốc kháng sinh.

Đối với trường hợp của khuẩn Lactobacillus rhamnosus (LGG acid lactic) khi thử nghiệm trên cơ thể người cho thấy chúng có hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em nhưng lại không có bất cứ hiệu quả nào đối với việc lây nhiễm vi khuẩn C.Diff (Clostridium difficile). Cho nên khi sử dụng probiotics được kết hợp từ 2 chủng loại khuẩn này sẽ có khả năng tương đối chống lại triệu chứng tiêu chảy liên quan đến thuốc kháng sinh.


 Lần trước Dr.G cũng đã từng giới thiệu với các bạn bài viết về sự kết hợp không tốt giữa thuốc kháng sinh và probiotics, do thuốc kháng sinh tiêu diệt tất cả vi khuẩn. Cho nên nếu bạn buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh thì tốt nhất nên uống probiotics sau 1 ~ 2 tiếng. Hơn nữa bạn cũng nên tiếp tục sử dụng probiotics trong trường hợp xuất hiện tiêu chảy sau 2 ~ 8 tuần sử dụng thuốc kháng sinh.






* Tham khảo : Bệnh viêm tai giữa của trẻ và thuốc kháng sinh *

Gần đây đại đa số Hiệp Hội Nhi Khoa đều khuyến cáo nên thận trọng sử dụng thuốc kháng sinh và đề xuất phương phá tiếp cận thông thường là “quan sát và chờ đợi”. Họ cũng khuyến cáo nên làm theo hướng dẫn trong trường hợp trẻ được 6 tháng trở lên bị lây nhiễm nhưng nhiệt độ không cao, triệu chứng nhẹ và vẫn khỏe mạnh. Bạn nên cho trẻ uống thuốc giảm đau để trẻ có thể chịu đựng tốt và tiếp tục chờ từ 48 ~ 47 tiếng sau khi phát sinh lây nhiễm và sau đó hãy tiến hành xử lý nếu lây nhiễm không khỏi. Cách này hợp lý hơn nhiều so với những trẻ có triệu chứng bị viêm tai giữa ở giai đoạn đầu thường được kê toa thuốc kháng sinh.





Vậy là chúng ta đã biết được cách làm giảm ảnh hưởng của thuốc kháng sinh lên hệ vi sinh vật rồi đó. Mặc dù trước đó thuốc kháng sinh làm chúng ta tin tưởng rằng chúng có thể giải quyết các bệnh lây nhiễm nhưng giờ đây chúng ta lại lo lắng nguy cơ lạm dụng thuốc kháng sinh. Cho nên việc hấp thụ đều đặn vi sinh vật sống chỉ trong một ngày duy nhất không phải là cách khôn ngoan nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi thuốc kháng sinh.



(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

0 nhận xét: