Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 1) - Phần 05 : Thức ăn dặm của trẻ

Dr.G xin chào các bạn.

Vậy là Dr.G đã giới thiệu đến các bạn các phần “Mang thai, sinh nở và sữa mẹ”, hôm nay Dr.G sẽ gởi đến các bạn thông tin về tổng số vi sinh vật đường ruột và những trẻ chuẩn bị đón nhận những thức ăn mới trong gia đoạn ăn dặm của chúng.


HÃY TÌM THỨC ĂN PHÙ HỢP VỚI SỰ HOẠT TÍNH HÓA CỦA MIRCOBIOME KHI TRẺ ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN ĂN DẶM

Vì bây giờ đã đến giai đoạn cho trẻ ăn dặm nên có lẽ có nhiều bạn đang bắt đầu quan tâm đến vấn đề cho trẻ ăn, đúng không ? 

Giai đoạn này làm hàng tỷ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ và mẹ biến đổi nhanh hơn để cho chuẩn bị cho trẻ đón nhận những điều mới mẻ sắp tới.




 Ở giai đoạn ăn dặm những vi khuẩn chuyên phân giải sữa bị biến đổi thành những chủng khác, trong suốt mấy tháng này tổng số vi sinh vật của trẻ sẽ bắt đầu giống với người lớn và phân của trẻ sẽ xuất hiện những mùi cực kỳ khó chịu.

Tổng số vi sinh vật của mỗi người khác nhau nên mỗi trẻ sơ sinh cũng có sự biến đổi khác nhau. Một đặc tính phổ biến là sự gia tăng đa dạng của vi sinh vật bắt đầu cùng với thời điểm ăn dặm của trẻ.

Theo luận văn được phát biểu tại nhiều tổ chức cho biết : chủng loại vi khuẩn đường ruột của trẻ 1 tuổi nhiều hơn 60% so với 7 tháng tuổi trước đó. Lúc này tính đa dạng của chủng khuẩn phát triển vượt bật.

Điều này cũng giống như hệ sinh thái của chúng ta, nếu như sự đa dạng của sinh vật giảm thì hệ sinh thái sẽ bị phá hủy, nên đường ruột của chúng ta cũng giống như thế.

Thực tế sự suy giảm tính đa dạng của vi sinh vật dẫn đến các bệnh như : béo phì, bệnh tiểu đường loại 2, rối loạn tiêu hóa.



Thời gian tốt nhất để hình thành sự đa dạng của tổng số vi sinh vật là khoảng thời gian từ 2 – 3 năm sau khi sinh. Vì thế trong thời gian này bạn nên cho trẻ ăn các loại ngủ cốc giàu chất xơ như : yến mạch, gạo, lúa mạch, hạt diêm mạch (Quinoa), v.v…

Chúng ta có thể thấy được sự khác biệt một cách chính xác về tổng số vi sinh vật đường ruột của những trẻ trưởng thành trong môi trường tiêu biểu cho chế độ ăn ở ô thị các nước phương Tây và tổng số vi sinh vật của những trẻ trưởng thành trong môi trường tương tự với chế độ ăn giống khoảng 100 năm trước ở môi trường nông thôn. So với những trẻ trưởng thành ở môi trường đô thị thì tổng số vi sinh vật đường ruột của những trẻ ở nông thôn không chỉ khác đi mà còn cực kỳ nhiều màu sắc. Tuy nhiên cũng khó nói lên được những trẻ ở nông thôn có thể tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh hơn so với những trẻ ở phương Tây, nhưng chí ít nguy cơ mắc các bệnh về miễn dịch phổ biến lại thấp hơn.


Mục đích cuối cùng cho trẻ ăn dặm chính là cho trẻ tiếp xúc với nhiều dạng thức ăn hơn và để hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng với những thức ăn mới thì tốt nhất nên cho trẻ ăn mỗi loại một chút trong một lần ăn. Nhất là cho trẻ ăn dặm kết hợp với việc tiếp tục bú sữa mẹ như vậy sẽ giúp đường ruột của trẻ tận hưởng được nhiều lợi ích từ sữa mẹ. Bạn cũng nên cho trẻ bổ sung thêm probiotics trong thời gian cho trẻ uống sữa bột, điều này sẽ giúp làm gia tăng lợi khuẩn bên trong cơ thể của trẻ. Do chất sắt của trẻ sẽ bị thiếu hụt Sau 6 tháng sinh nên khi đó tốt nhất bạn hãy cho trẻ ăn những thức ăn giàu chất sắt vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ.



Tuy không nắm rõ nguyên nhân gây gia tăng dị ứng thực phẩm nhưng có thể thấy việc thiếu tiếp xúc với vi sinh vật khi còn nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng.

Trong một luận văn nghiên cứu được phát hành gần đây trên tạp chí y học uy tín nhất  “New England Medical Journal” cho biết : So với những trẻ bắt đầu ăn những hạt đậu từ lúc nhỏ thì những trẻ tiếp xúc với những hạt đậu ở thời điểm trễ hơn có tỷ lệ phát sinh dị ứng đậu cao hơn.

Ngoài ra còn có nhiều luận văn tương tự được đưa ra như luận văn của Hội khoa học Miễn dịch, Hen suyễn và Dị ứng Mỹ, Hội khoa học Nhi khoa Canada, hội khoa học Miễn dịch lâm sàng và Dị ứng Canada cho biết : Do những thức ăn có sẵn tính dị ứng cũng giống như những thức ăn khác, nên phải cho trẻ sau khi sinh từ 4 – 6 tháng hấp thụ các món ăn theo thứ tự và từ từ. 

Sau khi bắt đầu ăn dặm, tốt nhất đừng trì hoãn việc cho trẻ ăn những món ăn có tính dị ứng trước 7 tháng sau khi sinh.



Mấy tháng đầu sau khi sinh nên để đường ruột của trẻ tiếp xúc với nhiều loại thức ăn, như vậy mới có thể tăng cường khả năng của hệ miễn dịch. Quan trọng nhất là việc hấp thụ thực phẩm phù hợp theo nguyên tắc để phòng ngừa dị ứng.

Thức ăn dặm cho trẻ ở mỗi quốc gia khác nhau, tuy nhiên bữa ăn đầu tiên của trẻ ở các nước như : Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc thường ăn rất nhiều cơm. Ở Nhật Bản, người ta cũng cho trẻ em chưa đầy một tuổi ăn gỏi cá. Thậm chí người ta cũng cho những trẻ trước 1 tuổi ở Mexico ăn ớt cay.


Thức ăn dặm cho trẻ ở mỗi quốc gia khác nhau, cũng tương tự như vậy chủng khuẩn đường ruột của mỗi người cũng khác nhau. Thông qua những loại thức ăn đa dạng sẽ tạo ra môi trường sống cho nhiều loại vi sinh vật ở đường ruột chưa trưởng thành một cách hoàn thiện của trẻ, bên cạnh đó còn có thể nuôi dưỡng khả năng của hệ miễn dịch của trẻ và phòng ngừa dị ứng. Bạn cũng nên bổ sung những phần còn thiếu cho trẻ bằng probiotics và thức ăn dặm chính là bước đầu tiên chúng ta tạo ra môi trường giúp trẻ sống cùng vơi nhiều loại vi sinh vật.



Dr.G chúc các bạn một ngày khỏe mạnh. :-)


(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)


0 nhận xét: