Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 1) - Phần 09 : Bệnh tiểu đường

Dr.G xin chào các bạn.
Hôm nay Dr.G sẽ gởi đến các bạn những câu chuyện về bệnh tiểu đường và microbiome, tuy nhiên hiện nay nắng nóng liên tục nên những bạn bị tiểu đường cần phải chú ý đặc biệt hơn nữa nhé.


 BỆNH TIỂU ĐƯỜNG : VI SINH VẬT CŨNG THÍCH ĐỒ NGỌT

Bệnh tiểu đường mellitus theo tiếng Latin có nghĩa là “ngọt như mật”. Cũng như những kiến thức mà chúng ta đã được học ở giờ của bộ môn khoa học, đường nho chính là nguồn năng lượng chủ yếu của chúng ta.

Đường nho được hấp thụ bởi sự giúp đỡ của Hormone gọi là insuline và được chuyển đổi thành năng lượng. Lúc này insulin sẽ giúp điều chỉnh để duy trì chỉ số đường huyết để nó không quá cao hoặc quá thấp.


Tiểu đường có 3 loại.

1. TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ.

Có đến 2 ~ 10% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai cho dù trước đó họ không có biểu hiện của bất cứ bệnh lý nào. Tuy bệnh này sẽ mất đi cùng với thời điểm sinh nở nhưng có khoảng 10% bệnh sẽ tiến đến bệnh tiểu đường loại 2. Chính vì thế, quan trọng nhất là cần phải có phương pháp ăn kiêng thích hợp và hấp thụ lượng dinh dưỡng tương đối để điều chỉnh tiểu đường thai kỳ.

Kết quả điều tra 256 phụ nữ mang thai ở giai đoạn 1 cho thấy : những phụ nữ có sử dụng sản phẩm probiotics có chứa chủng khuẩn LactobacillusrhamnosusBifidobacterium lactis có thể duy trì chỉ số đường huyết thấp trong suốt thời gian mang thai và trong suốt một năm kế tiếp, đồng thời tỷ lệ phát bệnh tiểu đường thai kỳ cũng thuộc dạng thấp nhất.





2. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1.

Bệnh này sẽ phá hủy tế bào đặc biệt của tuyến tụy, nơi sản sinh ra insulin. Đây là một trong những bệnh tự miễn, trong đó nó không thể tự sản sinh ra insulin. Tuy nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 1 cũng có tính di truyền nhưng trong số những người có dấu hiệu di truyền bệnh tiểu đường thì thực tế chỉ có không quá 10% trường hợp mắc bệnh.

Chính vì thế chúng ta cũng có thể thấy được yếu tố môi trường bao gồm cả những vi sinh vật đóng vai trò trong việc phát bệnh tiểu đường, cho nên đây chính là nguyên nhân chúng ta không thể giải thích rằng tỷ lệ phát bệnh tiểu đường gia tăng trên toàn thế giới là do sự biến đổi có tính di truyền mà ra.



Khi so sánh hệ vi sinh vật của trẻ bị tiểu đường loại 1 và hệ vi sinh của những trẻ không mắc bệnh cho thấy : tính đa dạng của hệ vi sinh vật của trẻ mắc bệnh bị giảm đáng kể và bất ổn định, đồng thời cũng thiếu những vi sinh vật sản sinh ra phân tử có tác dụng chống viêm và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Điểm khác biệt giữa những hệ vi sinh vật này chính là chúng sẽ không làm phát bệnh tiểu đường ngay nhưng lượng đường huyết của trẻ sẽ cao hơn mức bình thường. Có những nhà nghiên cứu đã suy luận từ thực tế này và cho biết sự biến đổi của hệ vi sinh vật có thể gây ra bệnh tiểu đường về sau.





3. TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

Tuy insulin được sinh ra một cách bình thường từ tuyến tụy, nhưng do nhiều lý do khác nhau nên tế bào không thể hấp thụ đường nho và làm tăng chỉ số đường huyết. 

Ở người lớn có đến 90% lượng đường trong cơ thể, tuy nhiên hiện nay không chỉ có người lớn mà trường hợp trẻ nhỏ bị béo phì cũng tăng đột ngột do các vấn đề về thói quen ăn uống theo phương Tây - ăn quá nhiều chất ngọt, cũng có trường hợp bệnh tiểu đường loại 2 xuất hiện ở trẻ 3 tuổi.



Hơn nữa cũng có báo cáo cho biết đối với trường hợp mẹ bị tiểu đường khi mang thai thì trẻ sau khi sinh sẽ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 cao hơn. Hiện tại đa phần tất cả mọi người đều biết được mối quan hệ sâu sắc giữa béo phì và tiểu đường.





Theo một kết quả nghiên cứu microbiome ở nhiều trường hợp lấy đối tượng là những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 cho thấy : sự biến đổi của hệ vi sinh vật bên trong đường ruột của những bệnh nhân này gần giống với trường hợp của bệnh nhân béo phì.
Kết quả này đã xác nhận về việc suy giảm vi khuẩn tạo ra butyric acid ở những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cũng cho biết việc thiếu hụt vi sinh vật tạo ra butyric acid sẽ làm phát sinh bệnh và có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn.






Như vậy chúng ta có thể thấy bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tiêu hóa thức ăn ở đường ruột, nghĩa là có sự liên quan giữa hệ miễn dịch và những bệnh liên quan đến quá trình hấp thụ đường. 

Nếu vậy chúng ta có thể điều chỉnh lại hệ vi sinh vật gây ảnh hưởng lên bệnh tiểu đường loại 2 không ? 

Gần đây có nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều khả năng tích cực có thể điều chỉnh lại hệ vi sinh vật gây ảnh hưởng lên bệnh này.


 
 Khi cấy phân từ một người gầy vào một người béo phì có độ nhạy insulin thấp cho thấy : sau 6 tháng độ nhạy insulin đã được cải thiện. Hơn nữa ngoài vi khuẩn tạo ra butyric acid, còn có những vi sinh vật khác cũng đồng loạt gia tăng.

Dĩ nhiên để đạt được kết quả này phải tùy vào người hiến tặng vi sinh vật và người đó phải là người gầy, vì không phải bất kỳ người hiến tặng nào cũng đem lại kết quả như vậy. Điều chúng ta có thể thấy được ở đây là những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tìm được những vi khuẩn thích hợp thì nó có thể trở thành phương pháp điều trị mang tính thực tiển và có thể làm giảm bệnh tiểu đường loại 2.




Trong số các phương pháp thay đổi những vi sinh vật bên trong cơ thể thành những vi sinh vật “hiền lành” đó chính là xem lại thực đơn ăn uống của chúng ta.

Có một kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 có chỉ số đường huyết giảm và cải thiện rõ rệt sau khi hấp thụ probiotics trong suốt 6 tuần. Lý do chính là probiotics có thể giúp kết nối thành ruột lại một cách chặt chẽ và giảm các triệu chứng viêm nên giúp ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng : việc tạo ra hệ vi sinh vật đa dạng bên trong cơ thể của chúng ta có thể giúp ích trong việc phòng ngừa nhiều loại bệnh.



Vậy là Dr.G đã gởi đến bạn bài viết về microbiome và bệnh tiểu đường rồi đó. Dr.G cũng liên tục nhắc đến trọng tâm của những câu chuyện về microbiome trong suốt 9 phần vừa qua nên các bạn có thể phát hiện được điểm khác biệt khi so sánh hệ vi sinh vật của những người khỏe mạnh và những người không khỏe mạnh. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu về microbiome đã ám thị cho chúng ta biết rằng tốt nhất nên xử lý những phần thiếu hụt vi sinh vật hoặc ức chế những vi khuẩn có hại để cân bằng lại hệ vi sinh, như vậy sẽ có lợi cho việc nâng cao sức khỏe của chúng ta.



Tuy hiện giờ những kiểm chứng và hiệu quả có được không đáng kể nhưng Dr.G nghĩ rằng trong tương lai gần những vi sinh vật này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta, đúng không các bạn ?  :-)

Chúc các bạn một ngày khỏe mạnh nhé ! 


 

(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

0 nhận xét: