Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 2) - Phần 24 : Nghiên cứu mới về vi sinh vật sống trong khí quản gây ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn của trẻ

Dr. G xin chào các bạn.


Thời tiết đang bắt đầu chuyển mùa, đây cũng là thời điểm mà ngàn hoa nở rộ nhưng đối với những bạn bị dị ứng phấn hoa thì thời điểm này vô tình trở thành thời điểm “kinh hoàng” đối với các bạn đó.

Đặc biệt đối với những bạn bị hen suyễn cần phải chú ý hơn, vì vào thời điểm này thời tiết chuyển giao nên có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ, đôi khi thời tiết lại se lạnh và khô hanh nên làm khí quản bị teo nhỏ lại nên triệu chứng hen suyễn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, thậm chí có thể chuyển thành ác tính.


Riêng ở Hàn Quốc, vào năm 2015 có khoảng 160 triệu bệnh nhân tìm đến bệnh viện vì bệnh hen suyễn, 33% trong số đó là trẻ em dưới 10 tuổi. Cho đến giờ vẫn chưa biết được chính xác thời điểm phát bệnh nên hiện tại chỉ có các phương pháp phòng ngừa tập trung vào làm ổn định và duy trì triệu chứng.


Gần đây các nghiên cứu về Microbiome hay còn gọi là bộ gen thứ hai đang được tiến hành và các nhà nghiên cứu cho rằng những vi sinh vật này cũng gây ảnh hưởng đến các bệnh dị ứng như bệnh hen suyễn.

Suốt thời gian qua đã có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của Microbiome trong việc điều trị các căn bệnh đa dạng mà trước đó đã từng là những căn bệnh không thể xác định được nguyên nhân. Cho nên các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tiến hành các nghiên cứu đa dạng về vai trò của Microbiome đối với các bệnh dị ứng và bệnh hô hấp mãn tính như bệnh hen suyễn.

Hôm nay chúng ta hãy cùng xem xét một số nghiên cứu liên quan đến Microbiome và bệnh hen suyễn nhé.


Viện nghiên cứu Y tế Quốc gia Hàn Quốc (NIH) là một cơ sở y tế chuyên chuyên quản lý các loại bệnh, nhất là các vi sinh vật đặc biệt có ở các bộ phận hô hấp phía trên của cơ thể như các khoang bên trong mũi và miệng, thanh quản, họng, v.v…

Họ đã điều tra và cho biết Microbiome có ảnh hưởng đến chức năng của phổi và sự khác biệt của hệ gen di truyền của các vi sinh vật có liên quan đến các triệu chứng lâm sàng của bệnh hen suyễn.


Các nhà nghiên cứu đã chia các loại khuẩn thành 3 nhóm để phân tích chức năng của hệ gen di truyền và cấu tạo của Microbiome, 3 nhóm khuẩn gồm có : Nhóm bình thường / nhóm hen suyễn / nhóm thuyên giảm (*Đây là nhóm cho thấy bệnh hen suyễn đã không còn xuất hiện trong vòng 2 năm do triệu chứng bệnh được cải thiện).

Kết quả là các nhà nghiên cứu đã xác nhận “khuẩn Haemophilus và Moraxella” tồn tại trong nhóm bình thường nhưng “khuẩn Staphylococcus” lại tồn tại ở tỷ lệ cao trong nhóm hen suyễn.

Kết quả điều tra nghiên cứu về sự liên quan giữa Microbiome và chức năng của phổi cho thấy tỷ lệ khuẩn Streptococcus ở đường thở trên càng cao thì lượng thở ra trong một giây càng thấp, còn tỷ lệ khuẩn Staphylococcus càng cao thì tính nhạy cảm của cuống phổi càng cao.


Kết quả phân tích hệ gen di truyền của Microbiome ở nhóm khuẩn hen suyễn cho thấy các gen liên quan ảnh hưởng đến các phản ứng viêm đường hô hấp có khác biệt đáng kể với các nhóm khuẩn khác.

Đặc biệt, Microbiome của nhóm hen suyễn có sự thiếu hụt về hệ gen di truyền có thể làm biến đổi chất “Prostaglandin H2” (đây là chất bị biến đổi trong môi trường axit arachidonic của chất béo không bảo hòa được phát hiện ở nhiều cơ quan nội tạng) thành chất “Prostaglandin E2”, do đó làm xuất hiện liên tục các triệu chứng của hen suyễn.


Nói một cách đơn giản hơn về kết quả nghiên cứu trên thì suốt thời gian qua Microbiome có mối quan hệ đến từng loại bệnh. Chúng ta có thể xác nhận được hệ vi sinh vật khác nhau khi so sánh giữa nhóm hen suyễn và nhóm không hen suyễn. Ví dụ : Người bị hen suyễn sẽ không có hệ gen di truyền của những vi sinh vật có ở người không bị hen suyễn.


Theo kết quả nghiên cứu lần này của Cơ quan phòng chống bệnh tật cho biết Microbiome ở khí quản có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hen suyễn của trẻ, họ giải thích thêm có khả năng phát triển phương pháp điều trị mới thông qua việc sử dụng các kết quả phân tích Microbiome.


Trước đây cũng đã có rất nhiều nghiên cứu đa dạng về sự liên quan của Microbiome và hen suyễn. Lúc trước Dr.G cũng từng chia sẽ bài viết về thuyết vệ sinh, không biết các bạn còn nhớ không nhỉ ?

Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho biết hệ vi sinh vật ở gia đoạn trẻ mới sinh có ảnh hưởng quan trọng đến bệnh hen suyễn của trẻ. Đáng chú ý là các kết quả nghiên cứu đa dạng này đã chỉ ra rằng sự hình thành của hệ vi sinh vật ban đầu ảnh hưởng đến sự phát bệnh của bệnh hen suyễn, dị ứng và tiểu đường, v.v…

Mục đích của nghiên cứu lần này nhằm giúp ích cho sự hình thành hệ vi sinh vật và giảm tỷ lệ phát bệnh ở trẻ nhỏ. Các nghiên cứu này sẽ tìm hiểu xem việc biến đổi của sự hình thành hệ vi sinh vật có mối liên quan như thế nào đến bệnh tật sau đó tìm cách tối ưu hóa sự biến đổi đó để tìm ra cách phòng ngừa các loại bệnh.


Cho đến nay, tuy các nghiên cứu về Microbiome vẫn còn rất mới mẻ nhưng các nghiên cứu đa dạng liên quan đến các mối quan hệ gữa Microbiome và các căn bệnh khác nhau vẫn liên tục được công bố, điều này cho chúng ta hy vọng rằng ngoài căn bẹnh hen suyễn nêu trên, sau này sẽ có nhiều loại bệnh có thể được điều trị hoặc phòng ngừa bằng ứng dụng của những vi sinh vật. 




Cũng vì điều này mà Công ty BIFIDO chuyên về Microbiome vẫn đang tiếp tục tham gia vào các dự án Quốc gia và sẽ dẫn đầu trong việc mở ra một chương mới trong tương lai của ngành công nghiệm vi sinh.

Việc nghiên cứu Microbime cũng giống như việc hái sao trên trời tuy nhiên chúng ta hãy cùng nhau kỳ vọng vào các kết quả nghiên cứu về Microbiome trong tương lai nhé.

Dr.G chúc các bạn một ngày khỏe mạnh. : )


(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

0 nhận xét: