Dr.
G xin chào các bạn !
Để
răng miệng của chúng ta luôn sạch sẽ, chúng ta thường xuyên quản lý và chăm sóc
răng miệng thật kỹ bằng cách đánh răng và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn nhưng một
khi hơi thở khó chịu xuất hiện rồi thì người có hơi thở khó chịu lẫn người ngửi
thấy đều cảm thấy cực kỳ căng thẳng
và khó chịu.
Tuy
nhiên bạn có biết rằng càng ngày càng có nhiều người hiện đại bị căng thẳng trầm
trọng do hơi thở khó chịu dẫn đến việc khó khăn trong giao tiếp xã hội ?
Hôm
nay chúng ta hãy thử tìm hiểu về cách quản lý răng miệng và hơi thở khó chịu là
một trong số những vấn đề mà làm người hiện đại ngày nay đang “đau đầu” vì không
biết cách xử lý.
Có
rất nhiều nguyên nhân đa dạng gây ra hơi thở khó chịu. Hầu hết các vấn đề đó đều
nằm ở miệng của chúng ta, nhưng đôi khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn do sự
thay đổi hormone của phụ nữ hoặc căng thẳng.
Sau
ngày rụng trứng hormone của phụ nữ là progesterone tăng lên, gây ra sự giãn nở
của mạch máu, sưng nướu, sưng tuyến nước bọt và gây viêm dẫn đến xuất hiện hơi
thở khó chịu. Cũng có trường hợp do hormone nữ nên thành phần lưu huỳnh tăng lên
và dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu.
Ngoài
ra cũng có một trường hợp khác là do giảm sự bài tiết nước bọt làm miệng khô đi
nên tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi xuất hiện nhiều hơn dẫn
đến hơi thở có mùi khó chịu.
Nếu
như bạn cảm thấy hơi thở của mình có mùi tanh của cá, mùi ammonia thì bạn nên
nghi ngờ là có lẽ bạn mắc một căn bệnh nào đó về thận. Còn nếu như có mùi của
trứng hư thối thì bạn nên nghi ngờ rằng có lẽ bạn mắc phải một căn bệnh nào đó
về gan.
Để
giảm hơi thở khó chịu, chúng ta thường sử dụng các chất tẩy rửa miệng. Các chất
này có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại bên trong miệng và làm giảm mùi nhưng
nếu sử dụng trong thời gian dài thì thành phần ancol có trong các sản phẩm đó sẽ
làm miệng khô đi dẫn đến xuất hiện mùi nặng hơn.
Cho
nên chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa hoặc nước súc miệng 1 ~ 2
lần một ngày.
Để
có thể phòng ngừa hoặc cải thiện hơi thở khó chịu thì bước đầu tiên và cơ bản
nhất chính là “phòng ngừa sâu răng”.
Nếu
bạn phớt lờ sâu răng và việc cạo vôi răng thì chúng sẽ trở thành nguyên nhân gây
ra các bệnh về nướu răng và hơi thở khó chịu. Nhất là khi đã phát triển thành các
bệnh về nướu thì vôi răng sẽ đi sâu vào nướu răng, trường hợp nặng sẽ phá hủy và
làm tiêu xương chân răng.
Ngày
nay bệnh về nướu răng là một trong những căn bệnh nhiều người mắc phải vì cứ 3
người thì có một người mắc bệnh. Đặc biệt, bệnh nướu răng là một bệnh viêm mãn
tính và có liên quan đến các căn bệnh khác của toàn thân.
Năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng các bệnh
không có tính lây nhiễm (bệnh phát sinh không phải do bị truyền nhiễm từ vi khuẩn
gây bệnh) đều có liên quan chặt chẽ đến các bệnh về nướu răng.
Nguyên
nhân khiến các bệnh về nướu răng có thể gây ra nhiều loại bệnh chính là vì các
vi khuẩn bên trong nướu răng sẽ đi theo huyết quản và lan tỏa khắp toàn thân gây
ra các chứng viêm.
Bên
cạnh đó, tốc độ tăng trưởng nhanh và độc tố mạnh của vi khuẩn Mutans bên trong
nướu răng và miệng là nguyên nhân gây ra các bệnh về nướu răng.
* Vi khuẩn Mutans là chủng khuẩn tiêu
biểu gây sâu răng.
Theo
một nghiên cứu về các bệnh liên quan đến lối sống và bệnh nha chu được đăng trên
Tạp chí Y học Quốc tế “Medicine” vào năm 2016 cho biết đã có kết quả điều tra
102.534.000 đối tượng là nam nữ trường thành. Kết quả cho thấy bệnh nha chu có mối quan hệ với các bệnh liên quan đến lối sống như : Loãng
xương, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, v.v… và các bệnh liên quan đến tim mạch
và huyết quản như : Chứng đau thắc ngực, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, v.v…
Hơn
nữa, nếu mắc bệnh viêm nha chu thì nguy
cơ mắc bệnh loãng xương sẽ cao gấp
1.21 lần so với người thường, chứng đau
thắc ngực tăng gấp 1.18 lần, viêm khớp dạng thấp tăng gấp 1.17 lần, rối loạn chức
năng tình dục tăng gấp 1.5 lần.
Nhất
là tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp
2 lần. Nguyên nhân là do những bệnh nhân tiểu đường có hệ miễn dịch giảm nên
một khi mắc bệnh nha chu thì nguy cơ mắc các bệnh toàn thân sẽ dễ dàng hơn.
Nếu
như đã mắc bệnh tiểu đường thì sự chăm sóc răng miệng là một điều rất cần thiết
để phòng ngừa các biến chứng.
Để
phòng ngừa các bệnh về nướu răng và hơi thở khó chịu thì cách phòng chống cơ bản
nhất là đánh răng. Bạn nên sử dụng bàn
chải đánh răng, chỉ nha khoa để làm sạch vi khuẩn ở các vị trí khó như kẽ răng.
Hơn
nữa việc khám răng định kỳ cũng rất
quan trọng. Các bạn nên cạo vôi răng 1 năm một lần, nhất là những bạn sau 40 tuổi
nên cạo vôi răng mỗi 6 tháng một lần. Ngoài việc kiểm tra định kỳ và đánh răng đúng
cách thì bạn cũng nên bổ sung các lợi khuẩn bằng men vi sinh dành cho răng miệng.
Men vi sinh dành cho răng miệng sẽ
giúp phục hồi môi trường đã bị phá hủy bên trong răng miệng, khuẩn của men
vi sinh này sẽ cùng tồn tại với lợi khuẩn và hại khuẩn làm cân bằng hệ vi khuẩn,
đồng thời giúp duy trì môi trường bên trong răng miệng khỏe mạnh.
Bên
cạnh việc sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng thì men vi sinh này sẽ giúp bổ
sung lợi khuẩn bị thiếu hụt do tính sát khuẩn và khử trùng từ các chất tẩy rửa,
đồng thời giúp duy trì môi trường răng miệng khỏe mạnh.
Như
vậy, qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ thêm một phần nào đó về cách quản lý và
chăm sóc răng miệng rồi phải không ? Từ giờ hy vọng các bạn sẽ không còn đau đầu
về các vấn đề liên quan đến răng miệng nữa.
Dr.G
chúc các bạn một ngày khỏe mạnh. : )
(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)