Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 2) - Phần 4 : Có phải do hệ vi khuẩn đường ruột của người mẹ là nguyên nhân sinh ra trẻ tự kỷ ? (Phần 1)

Dr.G xin chào các bạn.
Gần đây đề tài đang được rất nhiều người quan tâm là việc hai vợ chồng nhà khoa học người Hàn Quốc đang làm việc tại Mỹ đã phát hiện ra hệ vi khuẩn đường ruột của người mẹ là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh ra trẻ tự kỷ. 

Điều này cho thấy khả năng sẽ mở ra một con đường mới trong việc phòng ngừa chứng tự kỷ của thai nhi sau khi tìm ra được vùng não gây ra các triệu chứng tự kỷ như : thiếu khả năng giao tiếp xã hội, thường xuyên lập lại một hành vi nào đó, v.v…





Chứng tự kỷ là bệnh có tính bẩm sinh, chủ yếu phát sinh khi trẻ vẫn còn ở trạng thái thai nhi và gặp vấn đề về rối loạn phát triển nên gây ra các triệu chứng như : giảm khả năng giao tiếp xã hội, rối loạn nhận thức, v.v…

Theo báo cáo thông kê hàng năm của bộ Y Tế Và Phúc Lợi năm vừa qua cho biết : Số người tìm đến bệnh viện do căn bệnh tự kỷ đang ngày càng tăng cao và 1% dân số toàn thế giới hiện là những bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ.





Hai vợ chồng giáo sư Huh Joon-ryul thuộc Đại học Y Harvard và giáo sư Gloria Choi thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) đã phát biểu về luận văn nghiên cứu của họ trên 2 bài báo học thuật quốc tế “Nature” cho biết : “Hệ vi khuẩn đường ruột của người mẹ có liên quan đến hành vi của trẻ.”
1. Hệ vi khuẩn đường ruột của chuột mẹ gây ra những bất thường đối với sự phát triển thần kinh của chuột con.
2. Hành vi bất thường bị đảo ngược của những chú chuột là do bị nhiễm các chứng viêm của chuột mẹ.








Hình trên là luận văn nghiên cứu thông qua những thử nghiệm trên động vật.
Họ đã tìm hiểu và thấy trường hợp của những chú chuột bị nhiễm virus trong giai đoạn mang thai làm bài tiết protein từ những tế bào miễn dịch đặc biệt và cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào não của thai nhi. Cho nên những chú chuột con được sinh ra thường lập đi lập lại những hành vi giống nhau và họ đã thấy được triệu chứng tự kỷ ở những chú chuột này như : không hòa nhập với đồng loại, …

Những tế bào miễn dịch này được tạo ra do hệ vi khuẩn đường ruột có trong hệ tiêu hóa, tuy nhiên họ đã tiến hành lại bỏ hệ vi khuẩn đường ruột này bằng thuốc kháng sinh nên cho dù chuột mẹ bị nhiễm virus trong giai đoạn mang thai cũng có thể sinh ra những chú chuột con bình thường.





Ngoài ra các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện một cách chi tiết về việc nhiễm virus gây ảnh hưởng đến não bộ. Họ còn báo cáo : Các tế bào miễn dịch tấn công các vùng não chịu trách nhiệm về cảm giác của cơ thể và họ đã thử ngăn chặn những tín hiệu phát ra từ đây và thấy những hành vi tự kỷ của những chú chuột được giảm xuống đáng kể.





Báo cáo cũng cho biết : Nếu các sản phụ bị lây nhiễm các vi sinh vật nặng đến nỗi phải nhập viện để điều trị thì tỷ lệ sinh ra những trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ rất cao. Nếu nhiễm virus trong 3 tháng mang thai có khả năng sinh ra trẻ tự kỷ cao gấp 3 lần, nếu nhiễm vi khuẩn trong 6 tháng mang thai thì khả năng đó sẽ cao gấp 1.4 lần.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là báo cáo dựa trên những gì họ quan sát thực tế, còn sự thật về sự liên quan trong mối quan hệ giữa việc nhiễm virus trong giai đoạn mang thai và bệnh tự kỷ vẫn còn là bức rèm bí ẩn.





Vì vậy gần đây luận văn của hai nhà khoa học người Hàn Quốc về việc phát hiện ra nguyên nhân sinh ra trẻ tự kỷ đã trở thành một động lực lớn trong việc nghiên cứu về bệnh này. Tuy khởi đầu chỉ là những thí nghiệm trên động vật nhưng điều này đã trở thành trọng điểm trong việc tìm ra mối quan hệ tương quan phức tạp giữa hệ vi khuẩn đường ruột, hệ miễn dịch và sự phát triển của não, qua đây cũng giúp chúng ta thấy được manh mối về việc dường như có một sự liên quan nào đó trong mối quan hệ giữa việc nhiễm virus trong giai đoạn mang thai và bệnh tự kỷ của thai nhi.




Thông qua thí nghiệm lâm sàn trên động vật lần này, họ cũng phát hiện ra một vi sinh vật đường ruột có khả năng làm hoạt tính hóa chất Th17 gây ra bệnh tự kỷ chính là vi khuẩn phân bào dạng sợi. Sau đó tế bào miễn dịch Th17 cũng được phát hiện trong đường ruột của người nên các nhà khoa học cho biết họ đang có kế hoạch tiến hành nghiên cứu lấy đối tượng là con người để tìm hiểu về tính liên quan trong mối quan hệ giữa việc nhiễm khuẩn và bệnh tự kỷ.




Tuy  đây chỉ là những nghiên cứu nhỏ liên quan đến việc làm sáng tỏ những mắc xích liên quan đến hệ vi sinh vật nhưng liệu một ngày nào đó chúng ta có thể tổ hợp lại các vi khuẩn đường ruột và virus bên trong hệ tiêu hóa để giúp phòng ngừa bệnh tật được hay không ?




Dr.G nghĩ rằng chúng ta đang từ từ tiến rất gần đến lời giải đáp cho câu hỏi đó và chúng tôi không phải cứ ngồi chờ lời giải đáp đó đến gần mà chúng tôi - ZIGUNUK BIFIDUS cũng đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu về microbiome hơn nữa, cho nên các bạn hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi nhé. :- )



(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

0 nhận xét: