Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 2) - Phần 4 : Có phải do hệ vi khuẩn đường ruột của người mẹ là nguyên nhân sinh ra trẻ tự kỷ ? (Phần 2)

Dr.G xin chào các bạn.
Hôm qua Dr.G đã gởi đến các bạn bài báo về việc nguyên nhân sinh ra trẻ tự kỷ là do hệ vi khuẩn đường ruột của người mẹ.

Tuy nhiên ở một chừng mực nào đó thì đây cũng chỉ là những thí nghiệm trên động vật cho nên không thể đưa tất cả những kết quả giống nhau như vậy để áp dụng lên con người. Đây chỉ là nghiên cứu tương đương để mọi người tham khảo về việc nó sẽ giúp ích như thế nào trong việc khắc phục bệnh tự kỷ sau này.


Không lâu trước đó, bài phát biểu có nội dung về “nguyên nhân của bệnh tự kỷ là do hệ vi khuẩn đường ruột” của 2 vợ chồng nhà khoa học người Hàn Quốc được đăng trên tạp chí khoa học nổi tiếng “Nature” đã trở thành đề tài mang tính toàn cầu. Vì thế hôm nay Dr.G sẽ giới thiệu bài phỏng vấn về 2 vợ chồng họ đến các bạn nhé !


Các tên chẩn đoán chính thức của chứng tự kỷ là : Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), hội chứng Asperger, rối loạn tự kỷ, v.v... đều thuộc về hội chứng ASD. Hiện nay tỷ lệ phát bệnh ASD đang tăng cao trên toàn thế giới và giáo sư Huh, người đã tiến hành nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh tự kỷ và hệ vi khuẩn đường ruột đã trả lời những câu hỏi dưới đây về chứng bệnh này.

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử con người có thể sống lâu đến như vậy. Tuy nhiên tuổi thọ càng dài và việc sinh con ở độ tuổi càng muộn thì khả năng xuất hiện các gen đột biến càng cao. Hơn nữa ngày nay tiêu chuẩn vệ sinh cũng phát triển vượt bật. Vì thế việc con người sống trong môi trường sạch sẽ như thế này là việc xưa nay chưa từng có. Do môi trường này không có nhiều ký sinh trùng, nên có giả thuyết cho rằng : Trước đó hệ miễn dịch vốn dĩ luôn chống lại ký sinh trùng nhưng nay chúng đã không còn làm công việc đó nữa mà thay vào đó chúng đã bắt đầu đi tấn công lung tung trong cơ thể của chúng ta. Có một vài ví dụ giúp chúng ta có thể thấy được điều này như : bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa, các loại dị ứng về phấn hoa và các loại hoa quả khô, v.v… đang tăng lên rất cao.”

Nếu nói vậy, phải chăng chúng ta không nên nuôi dưỡng trẻ trong môi trường quá tinh khiết sạch sẽ ?

Giáo sư Choi đã trả lời câu hỏi này với thái độ nghiêm túc : “Cá nhân tôi đang nuôi những đứa con của mình bằng cách thường xuyên cho chúng chạy nô đùa trên nền cỏ.”

Giáo sư Huh giải thích thêm : “Tuy lúc đầu trẻ sẽ bị bệnh khi được gởi đến nhà trẻ nhưng sau đó mọi thứ sẽ ổn. Cá nhân tôi nghĩ việc tiếp xúc với đa dạng vi sinh vật khi còn nhỏ là một điều đúng đắn. Cũng có thể thấy được hành vi trao đổi vi sinh vật thông qua việc bà nhai thức ăn xong rồi đút cho cháu ăn. Ngược lại, nếu không tiếp xúc với đa dạng vi sinh vật thì sau này sẽ có thể gây ra những phản ứng quá mức cho cơ thể của trẻ.”

Như vậy trọng điểm mà chúng ta cần quan tâm chính là tác dụng tương hỗ của hệ vi khuẩn đường ruột và não. Có khoảng 1.5kg vi khuẩn đang cư trú trong đường ruột của chúng ta, tuy nhiên cấu tạo của hệ vi khuẩn ở mỗi người lại khác nhau. Hơn nữa có thêm một điểm thú vị là nếu quan sát bộ gen, chúng ta có thể thấy được số lượng bộ gen của hệ vi sinh vật bên trong cơ thể còn nhiều hơn số lượng của toàn nhân loại. Bên cạnh đó đang có nhiều kết quả nghiên cứu cho biết hệ vi sinh vật đường ruột gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và các loại hành vi của con người, v.v…


Bài viết ở trên cho thấy vi sinh vật cũng là động vật, nghĩa là chúng luôn cùng tiến hóa với con người. Một một ví dụ tiêu biểu cho việc này chính là những chú bò – một động vật ăn cỏ, tuy nhiên trong người chúng lại không có enzyme để tiêu hóa thức ăn có nhiều chất xơ như cỏ, nhưng thay vào đó bên trong đường ruột của chúng có hơn 1.000 tỷ vi sinh vật đảm nhận vai trò phân giải chất xơ có tính thực vật. Cho nên nếu không có những vi sinh vật này thì có lẽ những chú bò sẽ khó giữ được mạng sống của mình.

Con người cũng giống như vậy, tuy đường ruột của chúng ta không thể tiêu hóa đường oligosaccharide chứa trong sữa mẹ nhưng cơ thể người phụ nữ lại tạo được đường oligosaccharise có trong sữa mẹ. Khi trẻ uống sữa mẹ thì đường oligosaccharide sẽ không bị tiêu hóa bên trong cơ thể mà sẽ xuống thẳng đường ruột. Lúc này nó sẽ trở thành thức ăn cho khuẩn Bifido (được biết đến là một trong những chủng lợi khuẩn của đường ruột).

Chủng khuẩn chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm của ZIGUNUK BIFIDUS là khuẩn Bifidus được chứng nhận có nguồn gốc con người do được chiết tách từ đường ruột của trẻ khỏe mạnh.
 
Chỉ cần kiểm tra lại các kết quả nghiên cứu đã được báo cáo cho đến giờ, bạn sẽ thấy các vấn đề của đường ruột cũng giống như tín hiệu đỏ báo cho chúng ta biết rằng chúng ta đã mắc bệnh. Thực tế có nhiều trường hợp các bệnh nhân ASD rất khổ sở vì các vấn đề như : táo bón, tiêu chảy, v.v… Còn táo bón lại cực kỳ phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.

Ngoài ra cũng có kết quả nghiên cứu cho biết những căng thẳng mà sản phụ phải chịu trong thời gian mang thai cũng gây ảnh hưởng đến việc phân bào của vi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó theo một kết quả nghiên cứu được báo cáo thông qua thí nghiệm trên khỉ cho biết : những chú khỉ bị căng thẳng có số lượng lợi khuẩn và khuẩn Bifidus ít hơn rất nhiều khi các nhà nghiên cứu so sánh giữa những chú khỉ được sinh ra với áp lực và những chú khỉ được sinh từ một khỉ mẹ đã trải qua thời gian mang thai một yên bình.


Càng có nhiều nghiên cứu được báo cáo liên quan đến microbime – tức hệ vi khuẩn đường ruột thì càng có nhiều lý thuyết cho rằng việc thay đổi môi trường của hệ vi sinh vật đường ruột trở nến tốt hơn sẽ có lợi cho sức khỏe.
Thực tế giáo sư Huh đã giải thích về cách điều chỉnh lại hệ vi khuẩn đường ruột theo cách nhân tạo thông qua probiotics như sau :

“Liệu có cách nào giúp điều chỉnh lại hệ vi khuẩn đường ruột theo cách nhân tạo hay không ? Liệu hấp thụ probiotics sẽ đem lại hiệu quả ?

Giáo sư Huh đã trả lời : Tuy tôi vẫn còn chưa biết rõ liệu probiotics có thể thay đổi cấu tạo của hệ vi khuẩn đường ruột theo chiều hướng tốt như thế nào. Nhưng cá nhân tôi nghĩ việc sử dụng probiotics không phải là việc xấu và tôi cũng đang cho con gái sử dụng probiotics.”

Mặc dù cho đến giờ những thí nghiệm về rối loạn tự kỷ và hệ vi sinh vật đường ruột chỉ được tiến hành trên động vật nhưng hai vợ chồng giáo sư cho biết :

1. Họ đang tìm vi khuẩn có thể ngăn chặn rối loạn tự kỷ.
2. Họ đang tiến hành điều tra sự phân bào của hệ vi khuẩn đường ruột và lấy đối tượng là con người, cụ thể là những người mẹ có con mắc chứng rối loạn tự kỷ.

Họ cũng cho biết họ dự định sẽ tiếp tục tiến hành những nghiên cứu tương tự sau này.



Cũng giống như nghiên cứu của hai vợ chồng nhà khoa học người Hàn Quốc, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu về microbiome và những sản phẩm ZIGUNUK BIFIDUS có nguồn gốc con người, chúng tôi cũng kỳ vọng rằng sau này có thể đưa ra một manh mối cho lời giải đáp về hệ vi khuẩn đường ruột và việc điều trị dứt điểm các loại bệnh.


(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

0 nhận xét: