This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 1) - Phần 04 : Phần sinh nở và sữa mẹ

Dr.G xin chào các bạn.

Hôm qua Dr.G đã gởi đến các bạn thông tin về tầm quan trọng của microbiome trong thời kỳ mang thai, hôm nay Dr.G sẽ tiếp tục gởi đến các bạn thông tin về sữa mẹ và việc sinh nở đã đưa chúng ta ra khỏi môi trường vô khuẩn ở tử cung của người mẹ và đặt bước chân đầu tiên đến với thế giới của microbiome.

 

SINH NỞ : TỪ MÔI TRƯỜNG VÔ KHUẨN Ở TỬ CUNG ĐẾN THẾ GIỚI MICROBIOME

Chúng tôi gọi việc sinh nở chính là việc tắm cho trẻ những dòng vi sinh vật đầu tiên. Như đã nói ở bài viết trước : vi sinh vật sẽ làm tăng hệ miễn dịch của trẻ, giúp bảo vệ trẻ khỏi những nguy hiểm từ bên ngoài, hơn nữa còn giúp trẻ tiêu hóa được sữa. Tuy nhiên đối với những trẻ không được sinh ra một cách tự nhiên mà bằng phương pháp sinh mổ sẽ tiếp xúc với các vi sinh vật như thế nào ?




Có một cách gọi là sự “phun mầm”, đây là phương pháp đang được thử nghiệm và sử dụng ở nhiều bệnh viện trên toàn thế giới. Tiến sĩ Maria Dominguez Bello của đại học New York đã tiến hành bôi dịch âm đạo vào trẻ mới sinh bằng phương pháp sinh mổ, sau đó đưa cho người mẹ ôm lấy trẻ. Sau đó kết quả phân tích tổng số vi sinh vật cho thấy, có thể quan sát được tổng số vi sinh vật này hầu như giống với tổng số vi sinh vật của những trẻ sinh theo cách tự nhiên.
 
Tiến sĩ Maria Dominguez Bello cho biết : “Tuy không thể giống với những trẻ sinh theo cách tự nhiên nhưng phương pháp này cũng phục hồi một phần đáng kể tổng số vi sinh vật của trẻ”. Tuy nhiên trường hợp này cần thêm nhiều nguyên cứu nữa, cho nên tốt nhất nên hội ý với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu bạn có ý định dùng phương pháp sinh mổ.


Nhất là những trẻ sinh non thì microbiome lại càng quan trọng hơn nữa. Đối với những trẻ sinh non sẽ sinh bằng phương pháp sinh mổ và trẻ sẽ phải dùng thuốc kháng sinh cho dù không có bất cứ triệu chứng cảm nhiễm nào. Khi đó các chủng vi khuẩn trong đường ruột của trẻ sẽ khó đạt đến sự cân bằng.

Thực tế, theo một nghiên cứu gần đây cho biết : đối với viêm ruột có tính hoại tử thì tỷ lệ của chứng viêm ruột này sẽ tăng cao do sự mất cân bằng của tổng số vi sinh vật. Hơn nữa theo một nghiên cứu khác cho biết : Sử dụng probiotics cho trẻ mới sinh sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ phát sinh chứng viêm ruột có tính hoại tử ở trẻ.

Theo một kết quả nghiên cứu với đối tượng là 300 trẻ sinh non, cho biết : tần số phát sinh chứng viêm ruột có tính hoại tử ở trẻ mới sinh có sử dụng khuẩn bifidobacterium và lactobacillus giảm đến 50%. Chính vì vậy nên microbiome cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh nở.


Tiếp theo, các bạn có biết “Sữa mẹ là chất thích hợp nhất để hoạt tính hóa vi sinh vật” không ?

Đường ruột của trẻ sẽ mất khoảng từ 4 – 6 tháng chuẩn bị để đón nhận những thức ăn từ cha mẹ cho, cho nên sau khi sinh từ 4 – 6 tháng đầu nên cho trẻ uống sữa mẹ và cho trẻ tiếp tục uống kèm với những thức ăn cho trẻ thì sữa mẹ sẽ phát huy tác dụng tối đa. 

(Tuy nhiên do nhiều nhân tố như : thời gian sinh nở, độ tuổi của trẻ, thực đơn cho thai phụ, v.v… nên chất lượng của sữa mẹ cũng sẽ khác nhau.)

Trong sữa mẹ không chỉ chứa những chất dinh dưỡng cơ bản mà còn chứa luôn cả kháng thể của mẹ, những chất này đều dành cho đường ruột chưa trưởng thành của trẻ.



Lactoferrin trong sữa mẹ ngăn chặn sự việc chiếm đoạt chất sắc do vi khuẩn thích thành phần sắt (đa số là vi khuẩn gây bệnh), còn Lysozyme giúp tiêu hóa thức ăn bằng chất enzyme cực kỳ mạnh. Hơn nữa yếu tố tăng trưởng bên trong sữa mẹ giúp thúc đẩy sự phát triển đường ruột bằng những chất tăng cường miễn dịch, đồng thời giúp duy trì hệ miễn dịch của trẻ. Nó còn giúp bảo vệ đường ruột khỏi những vi sinh vật bám dính nhanh và giúp cho đường ruột trưởng thành nhanh chóng. Sữa mẹ thật sự quá tuyệt vời phải không các bạn ?



Không chỉ có vậy, 10% của sữa mẹ là đường oligosaccharide, đường này chỉ được tiêu hóa bởi các vi khuẩn tồn tại đơn độc ở ruột già của người. Hơn nữa vì nó là thức ăn cho vi khuẩn (lợi khuẩn) nên nó cũng mang đến nhiều lợi ích cho trẻ.

(Trong quá trình sử dụng probiotics, chắc có lẽ các bạn đã nghe nhắc đến đường oligosaccharide - được gọi là prebiotics, một loại thức ăn cho lợi khuẩn. Chúng ta gọi cả hai là Synbiotics)


Đặt trưng của khuẩn bifidobacterium được biết đến với khả năng làm thúc đẩy hiệu năng trọng tâm của nhân tố trưởng thành tồn tại trong sữa mẹ được gọi là nhân tố chuyển đổi trưởng thành. Nhân tố chuyển đổi trưởng thành này giúp duy trì tính miễn dịch, giúp phòng ngừa và ngăn chặn không cho những chứng viêm xuất hiện ở đường ruột. 

Trên thực tế có thể quan sát thấy được phản ứng lớn hơn đối với hiệu quả của nhân tố trưởng thành đối với những trẻ sinh thiếu cân được kê toa sử dụng khuẩn Bifidobacterium breve. Có thể thấy được vi khuẩn này là một thành phần quan trọng trong sự phát triển của cơ thể trẻ ở thời kỳ đầu.



Không những vậy sữa mẹ còn truyền cả vi khuẩn của mẹ sang con. Theo một nghiên cứu lấy đối tượng là người và động vật báo cá rằng : những vi khuẩn mà mẹ đã ăn vào đều được phát hiện bên trong sữa mẹ và trong bụng của con. Người mẹ sẽ cung cấp hơn 100.000 ngàn vi khuẩn trong mỗi một lần cho con bú. Cho nên ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đơn thuần thông qua sữa mẹ thì trẻ cũng được cung cấp cả những vi khuẩn có lợi từ cơ thể mẹ và đến cả thức ăn cho lợi khuẩn (đường oligosaccharide).


Tuy nhiên trong thời gian cho trẻ bú sữa mẹ, có thể xuất hiện bệnh viêm tuyến vú (chứng viêm xuất hiện ở vú), v.v… nên cũng có trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh. Như các bạn đã biết, thuốc kháng sinh làm thay đổi tổng số vi sinh vật, vì thế lúc này tốt nhât nên cho mẹ và trẻ sử dụng probiotics để bổ sung một phần vi khuẩn cốt lỗi nhất cho cả hai.


Cũng có trường hợp vì lý do nào đó nên không thể cho trẻ uống sữa mẹ, nhưng điều này cũng không thể nói lên việc không cho trẻ uống sữa mẹ sẽ làm giảm chất lượng của việc nuôi nâng trẻ.

Tuy nhiên đường ruột của trẻ uống sữa mẹ và đường ruột của trẻ uống sữa bột lại có loại chủng khuẩn bifidobacterium hoặc các loại chất chuyển hóa của vi khuẩn khác nhau. Lúc này có một cách tương tự để bổ sung chủng khuẩn là pha probiotics có chứa chủng bifidobacterium và lactobacillus vào sữa bột cho trẻ.

Theo một kết quả nghiên cứu đã được kiểm tra cho biết : những trẻ uống sữa bột có trộn với probiotics có tổng số vi sinh vật thay đổi tương đương với những trẻ uống sữa mẹ.


Cuối cùng vì sức khỏe đường ruột của trẻ, các mẹ bầu nên có những vi khuẩn tốt cho riêng mình. Nếu như vẫn còn thiếu thì tốt nhất mẹ bầu nên bổ sung cho hoàn chỉnh bằng cách sử dụng probiotics.

Microbiome đã có từ trước lúc chúng ta ra đời cho đến tận bây giờ và sẽ cùng đồng hành với chúng ta đến suốt cuộc đời. Vì vậy để ngày sau khỏe mạnh, chúng ta nên cố gắng tạo nên thật nhiều vi khuẩn tốt và có lợi vì hệ vi sinh vật bên trong cơ thể của chúng ta nhé !

 



 Dr.G chúc các bạn một ngày khỏe mạnh cùng với microbiome. :- )



(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 1) - Phần 03 : Mang Thai

Dr.G xin chào các bạn,
Có lẽ các bạn đã từng nghe ông bà xưa nói rằng : “khi mang thai, phải ăn uống thật kỹ !”, phải không ? Hôm nay Dr.G sẽ giới thiệu đến các bạn microbiome và lý đo tại sao khi mang thai phải chú ý việc ăn uống.

THỜI KỲ MANG THAI LÀ THỜI KỲ MÀ MICROBIOME TRỞ NÊN QUAN TRỌNG HƠN BAO GIỜ HẾT
1. Ảnh hưởng của vi sinh vật đối với trẻ nhỏ.

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều biến đổi. Lúc này những vi sinh vật bên trong cơ thể của người phụ nữ mang thai sẽ phản ứng với một cơ thể mới đang hình thành bên trong.

Theo một kết quả nghiên cứu cho biết : Vào cuối thai kỳ những vi sinh vật bên trong cơ thể sẽ làm đứa bé trong bụng mẹ lớn lên nên đây là thời gian cơ thề cần rất nhiều năng lượng, khi mẹ bầu cần tích lũy năng lượng để tạo sữa thì chúng cũng giúp tạo ra năng lượng cần thiết cho mẹ bầu. 

Hơn nữa tùy theo mẹ bầu có thói quen ăn uống như thế nào thì đứa bé cũng sẽ được thừa hưởng vi sinh vật như thế đó. Khi trọng lượng cơ thể của phụ nữ mang thai thay đổi thì trọng lượng của vi sinh vật bên trong cũng sẽ xuất hiện sự biến đổi một cách rõ rệt. Lúc này những vi sinh vật gây béo phì cũng sẽ di chuyển qua đứa bé bên trong bụng.


Trẻ sinh ra thông qua cửa mình của mẹ sẽ bị bao phủ bởi dịch âm đạo và phân của mẹ. Nhất là khi mang thai, số lượng vi khuẩn lactobacillus đột ngột tăng cao, chúng sẽ giúp duy trì nồng độ acid của âm đạo, điều này giúp ích cho việc ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh.

Lactobacillus tăng cường khả năng chống lại các dị ứng liên quan đến việc sinh non, sinh thiếu cân và tiêu hóa sữa nên khuẩn lactobacillus đến đường ruột của trẻ càng nhiều thì sẽ càng có lợi cho bé tiêu hóa sữa mẹ một cách tự nhiên.

Chính vì thế vi khuẩn lactobacillus là một trong những vi sinh vật của cơ thể và là người bạn vi sinh vật mà bé sẽ gặp lần đầu tiên.
* Có kết quả nghiên cứu cho biết : probiotics (bao gồm cả khuẩn Lactobacillus acidophilus) giúp ích trong việc làm giảm bệnh viêm âm đạo. *


 2. Mối liên hệ giữa vi sinh vật và sự căng thẳng của mẹ bầu.
Theo nghiên cứu gần đây của Netherland cho biết : Sự hình thành tổng số vi sinh vật ở âm đạo sẽ bị thay đổi ở những phụ nữ thường xuyên phải chịu nhiều căng thẳng, không những thế khi trẻ được sinh ra cũng sẽ kèm theo số ít vi khuẩn có hại.

Sự biến đổi của sự gia tăng tổng số vi sinh vật bên trong cơ thể có liên quan đến việc làm trở ngại chức năng tiêu hóa của trẻ, phản ứng với các dị ứng. Những ảnh hưởng tiêu cực này không giải quyết bằng cách cho bé uống sữa mẹ.

Nghĩa là vi khuẩn acid lactic có trong chất bài tiết từ âm đạo của người mẹ sẽ thúc đẩy sự tiêu hóa sữa của trẻ mới sinh, đối với sự trưởng thành của trẻ, người mẹ phải giảm thiểu căng thẳng để thúc đẩy chức năng trao đổi chất quan trọng trong quá trình mang thai và lúc này bạn kiểm tra việc hấp thu probiotics một cách thường xuyên.


Ngoài ra trong thời gian mang thai việc sử dụng thuốc kháng sinh là cực kỳ quan trọng. Hơn nữa nhất định phải sử dụng probiotics nếu buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh ở thời kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 khi mang thai thì, đồng thời ăn nhiều loại trái cây, rau củ giàu chất xơ. 

Nhất là người mẹ nên chọn những sản phẩm probiotics có chứa cả hai chủng khuẩn lactobacillus và bifidobacterium. Vì đây là những chủng khuẩn cực kỳ quan trọng trong quá hình hình thành nên tổng số vi sinh vật ở thời kỳ sơ khai của trẻ mới sinh, nhưng trong thời lỳ mang thai điều tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.



Vậy là bạn đã có thể kiểm tra được việc microbiome có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ và người mẹ trong quá trình mang thai, đúng không ? Cho nên đây cũng chính là lý do ông bà xưa hay nói : Khi mang thai phải ăn uống cẩn thận, đừng bị căng thẳng nhiều quá, v.v…

Các bạn cũng ên quản lý thực đơn ăn uống khỏe mạnh và giảm thiểu căng thẳng, đồng thời nên sử dụng probiotics để giúp duy trì tổng số vi sinh vật đảm bảo sự cân bằng bên trong cơ thể của cả mẹ và trẻ.


Hôm sau Dr.G sẽ gởi đến các bạn câu chuyện về microbiome và sự sinh nở nhé.

Chúc tất cả mẹ bầu và bé con yêu thương một ngày khỏe mạnh ! :-)



(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)



Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 1) - Phần 02 : Những cá thể sống không nhìn thấy đang sinh sống trong cơ thể của chúng ta

Dr.G xin chào các bạn.

“Hãy thân thiết với những vi sinh vật bên trong cơ thể của bạn”

Các bạn có nhớ Dr.G đã gởi đến các bạn câu chuyện về microbiome trước đó không ?

Microbiome là những cá thể sống mà chúng ta không nhìn thấy được, nó cũng chính là bản thể của chúng ta và là một trong những cơ quan bên trong của cơ thể.

Vậy thì bây giờ chúng ta chính thức tìm hiểu về microbiome nhé.


MICROBIOME CỦA CON NGƯỜI

Vào năm 1632, có một thương nhân người Netherlands đặc biệt quan tâm đến việc chế tạo ống kính. Ông đã tạo ra kính hiển vi sơ khai và thấy được toàn bộ những vật chất kỳ lạ. Hơn nữa vào năm 1638, ông đã cào một lớp chất màu trắng dính giữa kẽ răng rồi để bên dưới ống kính để quan sát và ghi chép lại như thế này : “Có rất nhiều nhóm những động vật cực kỳ nhỏ đang sống và di chuyển khắp nơi. Cho dù tập hợp tất cả người dân của nước Cộng Hòa Liên Bang Netherlands lại cũng không thể nào nhiều hơn những động vật sống trong miệng của tôi.”



Nhưng những nhà thiên tài được sinh ra ở những thời đại trước như ông lại rất khổ sở vì những nụ cười mỉa mai và sự ngờ vực của mọi người. Tuy nhiên sau đó, những gì mà ông thấy được không còn bị xem là những thứ vô dụng nữa, mà chính nhờ việc đó nên đến giờ ông vẫn được gọi là “Cha đẻ của ngành khoa học vi sinh vật”. Tên ông là Antonie van Leeuwenhoek.


200 năm sau phát hiện lần đầu tiên của ông, các bác sĩ, nhà sinh học như : Robert Koch, Ferdinand Cone, Louis Pasteur đã tự kiểm chứng rằng : chính những vi sinh vật là nguyên nhân phát sinh các bệnh như : bệnh dại, bệnh than. Chính vì điều này mới dẫn đến việc cần phải loại bỏ sự tồn tại của vi sinh vật và cũng có suy nghĩ cho rằng loại bỏ vi sinh vật sẽ loại bỏ được bệnh tật.

Tuy nhiên giống như những gì đã đề cập trước đó, việc loại bỏ các vi sinh vật cũng sẽ gây bệnh cho con người chúng ta. Nghĩa là chỉ khi tình trạng của vi sinh vật đầy đủ thì cơ thể của chúng ta mới phát triển một cách trọn vẹn. Vì những vi khuẩn vô hại sống trong cơ thể chúng ta giúp ích cho hệ tiêu hóa, sản xuất những vitamin cần thiết như B, K. Chính vì thế từ giờ chúng ta cần phải tìm hiểu vai trò của những vi sinh vật này.



Trong tổng số vi sinh vật bên trong con người, Microbita (toàn bộ quần thể sống của của vi sinh trong cơ thể) đang sống ở tất cả mọi nơi liên quan hoặc tiếp xúc với thế giới bên ngoài như da, miệng, mũi, mắt, phổi, niệu đạo, cơ quan tiêu hóa.

Vậy microbiome là gì ? Microbiome là từ chuyên dụng để gọi những vi sinh vật (bao gồm cả vai trò của chúng) bên trong cơ thể của chúng ta. Giải thích phức tạp hơn thì chúng được hiểu là toàn bộ hệ gen (genome) của các vi sinh vật sống trong cơ thể con người.
* Đây chính là lý do người ta gọi microbiome là bộ gen thứ 2 *


Thêm một thông tin có thể làm các bạn ngạc nhiên nữa. Thực tế phân của chúng ta là một khối vi khuẩn và 60% lượng phân được hình thành từ vi khuẩn. Dr.G đã từng đề cập đến vấn đề này trước đó, vi khuẩn Lactobacillus cư trú ở phần trên của ruột non là nơi có acid có tính chua. (Đây chính là lý do chúng ta ăn nhiều sữa chua)

Còn ruột già không có acid nên đây chính là nơi vi khuẩn Bifidobacterium - những vi sinh vật kỵ khí sinh sống và chúng cũng cho chúng ta biết rõ những chất gây hại đến chúng ta.


Microbiome của một người độc đáo giống như dấu vân tay vậy và chúng sở hữu khoảng 1/3 chủng vi khuẩn của toàn nhân loại. Sự giống nhau của các vi sinh vật sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị thay đổi bởi chế độ ăn uống hoặc do lối sống và sự di truyền. Chính vì vậy cho dù là song sinh cùng trứng nhưng tổng số khuẩn của cả hai khác nhau nên vẫn có trường hợp một người ăn chay, một người ăn thịt.


Mất khoảng từ 3 – 5 năm để tổng số vi sinh vật chiếm giữ toàn bộ vị trí trong cơ thể chúng ta. Vì quần thể vi sinh vật cực kỳ bất ổn định trong những năm tháng đầu đời khi chúng ta mới sinh ra, nên khi còn nhỏ chúng ta phải tạo ra những vi sinh vật tốt cho đường ruột, vì nó có thể trở thành nguyên tố quan trọng trong việc quyết định đến hệ vi sinh (microbiome) mà chúng ta sẽ sở hữu khi trưởng thành. Nghĩa là chúng ta phải tạo ra hệ vi sinh vật tốt ở thời kỳ sơ khai. Chính vì thế các chuyên gia thường xuyên nhắc đến tầm quan trọng của việc hấp thụ probiotics khi còn nhỏ.


Những vi sinh vật tốt này sẽ làm hoặc giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời chống lại những vi khuẩn xấu gây hại và giúp rèn luyện cho hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta có thói quen sinh hoạt không tốt thì chức năng của trung tâm rèn luyện cho tế bào miễn dịch sẽ bị mất đi và sẽ gây ra bệnh hen suyễn (bệnh kinh niên của người hiện đại), dị ứng, các bệnh liên quan đến đường ruột.




Vi sinh vật đã có từ lúc chúng ta chào đời nên chúng sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh hay sẽ giúp ích cho sức khỏe đều phụ thuộc vào cách xử lý của chúng ta, vì vậy nhất định các bạn đừng quên điều này nhé.




Hôm sau Dr.G sẽ tiếp tục gởi đến các bạn câu chuyện về “tầm quan trọng của microbiome khi mang thai” nhé !
Chúc các bạn một ngày khỏe mạnh cùng với những người bạn vi sinh ! :- )



(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 1) - Phần 01 : Hệ vi sinh vật quan trọng bên trong cơ thể của con chúng ta

Dr.G xin chào các bạn.

Kỳ rồi Dr.G đã bắt đầu đăng bài đầu tiên về thể loại microbiome, từ lần này trở đi sẽ chính thức gởi đến các bạn những câu chuyện về vi sinh vật mà Dr.G đã đề cập đến tầm quan trọng của chúng rất nhiều lần trước đó.

Vậy thì rốt cuộc tại sao vi sinh vật lại quan trọng đến vậy ?





“THẾ GIỚI CHÚNG TA ĐANG SỐNG ĐẦY RẪY NHỮNG VI SINH VẬT”

Vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ mà bạn có thể nhìn thấy thông qua kính hiển vi, so với những thực thể sống khác thì chúng có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, hơn nữa các nhà khoa học về vi sinh vật cho biết : thế giới chúng ta đang sống được bao phủ bởi những vi sinh vật.

Nếu vậy thì con người và vi sinh vật đã gặp nhau như thế nào ?




Thật ra trước đó Dr.G đã từng đề cập về cuộc gặp gỡ đầu tiên của con người và vi sinh vật rồi. Không biết các bạn còn nhớ không nhỉ ? 

Trẻ sơ sinh sống trong tử cung của mẹ ở trạng thái vô khuẩn, tuy nhiên trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều lượng vi sinh vật từ lúc trẻ chào đời. Lúc này khi được sinh ra theo cách tự nhiên, trẻ và vi sinh vật có trong phân và âm đạo của mẹ sẽ lần đầu tiên đối mặt với nhau. Còn đối với trường hợp sinh mổ thì trẻ và vi sinh vật có trên da của mẹ sẽ bị tiếp xúc với nhau. Hơn nữa trẻ sinh tại nhà và trẻ sinh tại bệnh viện cũng sẽ bị nhiễm những vi sinh vật khác nhau.



(Chính vì điều này nên các chuyên gia thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung lợi khuẩn bằng cách sử dụng đều đặn probiotics và giữ thói quen chăm sóc sức khỏe của các bà mẹ hằng ngày).

Trong cuộc gặp gỡ lần đầu tiên này, con người chúng ta sẽ đối mặt với các vi sinh vật khác nhau phụ thuộc vào cách chúng ta được sinh ra như thế nào.



LOẠI BỎ HOÀN TOÀN CÁC VI SINH VẬT PHẢI CHĂNG LÀ ĐIỀU TỐT ?

Thế giới chúng ta đang sống hiện nay đầy những thứ như : vắc xin tiêm phòng, thuốc kháng sinh, sát khuẩn, kỹ thuật tiệt trùng, v.v… chính nhờ những thứ như vậy nên chúng ta có thể điều trị những căn bệnh có tính cảm nhiễm v.v… trong quá khứ đây từng là những căn bệnh gây chết rất nhiều người.

Nhưng mỉa mai thay, tuy có thể tránh được cái chết nhưng những căn bệnh có tính không truyền nhiễm mãn tính, rối loạn, dị ứng đã bắt đầu bùng phát không ngừng.

 
 Tiến sĩ David Strachan đã đưa ra “thuyết vệ sinh”, thuyết này cho rằng nếu thiếu tiếp xúc với vi khuẩn hoặc ký sinh trùng khi còn nhỏ thì hệ miễn dịch sẽ không thể phát triển được, như vậy sẽ làm dị ứng tăng cao một cách đột ngột (Dr.G cũng đã từng giới thiệu vấn đề này đến các bạn vào những lần trước rồi, đúng không ?). Chính vì “thuyết vệ sinh” này nên chúng ta phải xem xét lại việc lạm dụng hoặc sử dụng sai thuốc kháng sinh.



Khi việc lây nhiễm virus cảm cúm lên đến đỉnh điểm thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng lên chúng. Vì mục đích của thuốc kháng sinh không phải là virus mà là giết chết vi khuẩn.

Đã từng có kết quả nghiên cứu thú vị về vấn đề lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ, kết quả là xuất hiện hiện tượng : thể trọng của trẻ tăng cao. 

Trong suốt một hai năm đầu đời của những trẻ dùng thuốc kháng sinh trên 4 lần để điều trị cho thấy nguy cơ béo phì tăng cao đến 10%. Theo các nhà dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừ bệnh của Mỹ và từ các cuộc điều tra khác cho thấy : tỷ lệ kê thuốc kháng sinh bên trong nước Mỹ rất cao và tỷ lệ báo phì cũng tăng lên không kém. Tuy nhiên những kết quả này không thể nói lên được việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ trực tiếp gây nên căn bệnh béo phì. 



Tuy nhiên giống như những gì Dr.G đã đề cập trước đó về việc chủng khuẩn gây béo phì, khi cấy những vi sinh vật ở đường ruột của những chú chuột béo phì vào những chú chuột ở trạng thái vô khuẩn thì kết quả cho thấy những chú chuột này bị tăng cân rõ rệt.

Hơn nữa còn có rất nhiều nghiên cứu phỏng đoán rằng, việc thay đổi chủng khuẩn đường ruột do thuốc kháng sinh gây ra có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn, một trong những căn bệnh về phổi. 

Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác xác nhận : không chỉ ảnh hưởng đến việc béo phì mà còn gây ảnh hưởng đến các căn bệnh mãn tính, tất cả đều phụ thuộc vào những loại vi khuẩn chúng ta mang theo khi còn nhỏ.



Theo những nghiên cứu tương tự cho biết : trong giai đoạn bắt đầu cuộc sống, việc chạm tay bừa bãi sẽ rất nguy hiểm, nhưng đồng thời nó cũng sẽ quyết định cuộc sống của chúng ta, cho nên đây là thời kỳ cực kỳ quan trọng.

Những thứ như : động vật, môi trường bên ngoài, đất, phân, v.v… là những chất sẽ kích thích hệ miễn dịch của chúng ta. Việc để trẻ sống trong một môi trường quá sạch sẽ, vô tình sẽ gây cản trở đến quá trình trưởng thành cơ bản trong suốt hàng triệu năm qua của hệ miễn dịch. Hơn nữa chúng ta nên nhớ rằng tổ tiên của chúng đã tiếp xúc với số lượng lớn vi sinh vật ở nhiều môi trường đa dạng và đã sống tốt trong suốt thời gian đó.




“SỰ TỒN TẠI CỦA VI SINH VẬT RẤT CẦN THIẾT CHO NHỮNG ĐỨA CON CỦA CHÚNG TA”

Thiên nhiên giúp chúng ta nhận biết và kết bạn với những vi sinh vật, những đứa bé đa phần đều tìm đến bùn đất để nô đùa, rồi chúng sẽ bỏ vào miệng bất cứ thứ gì, sờ nắn, đạp, bò trườn trên nền phòng, rồi lại bỏ tay vào miệng. Đây là những hành động tự nhiên có thể nhìn thấy ở thời thơ ấu, nó là bước đầu tiên tiếp xúc với lượng lớn vi sinh vật, càng tiếp xúc nhiều thì số lượng vi sinh vật trong cơ thể của trẻ cũng càng nhiều. Đây phải chăng là cách sắp đặt của tự nhiên ? Việc này cũng là điều khiến các nhà khoa học đang nghi vấn.





Thực tế đa số các vi sinh vật đều vô hại. Vì nếu chúng ta gặp những vi sinh vật hoặc chủng khuẩn gây bệnh thì cơ thể sẽ nhận ra và gởi phản ứng gây đau đến cho chúng ta. Các bạn cũng nên nhớ, nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chúng ta thì cơ thể sẽ lập tức phòng vệ để những vi khuẩn đó không thể gây bệnh cho chúng ta. 

Tuy nhiên đối với hệ miễn dịch của những trẻ không có quá trình rèn luyện thích hợp thì hệ miễn dịch sẽ không thể phân biệt đâu là “phe ta”, đâu là “phe địch”. Nếu cứ để tình trạng chưa phát triển đầy đủ tiếp diễn, sẽ xuất hiện sự phòng vệ đến cả những chất vô hại và sẽ gây ra những chứng viêm đến nhiều cơ quan trong cơ thể.Nghĩa là nó đóng góp vào việc xuất hiện các bệnh ở các nước tiến tiến như : hen suyễn, béo phì.


Vì vậy chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để những vi sinh vật “hiền lành” này giúp duy trì sức khỏe của những đứa con của chúng ta. Nhất là trong những trường hợp cần sự can thiệp của vi sinh vật thì không nhất thiết phải nhấn mạnh đến sự sạch sẽ.


 
Vì tầm quan trọng của vi sinh vật nên ZIGUNUK BIFIDUS BIFIDO sẽ tiếp tục truyền tải “những câu chuyện về mircobiome”, các bạn hãy tiếp tục kỳ vọng ở chúng tôi nhé. :-)


(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)