Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 2) - Phần 15 : Tầm quan trọng của men vi sinh

Dr. G xin chào các bạn.

Để hiểu rõ hơn về những căn bệnh của cơ thể thì bạn nên tìm hiểu về Hệ vi sinh vật của người (Human Microbiome), chúng là những vi sinh vật có nguồn gốc con người, đang cư trú và bao phủ lấy cơ thể của chúng ta. Vì thế việc bạn biết rõ về chúng sẽ giúp bạn hiểu thêm một phần nào đó về các nguyên nhân gây ra những căn bệnh cho chính bản thân chúng ta.

Vậy bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu về hệ vi sinh vật bên trong cơ thể nhé !


Đa phần những vi sinh vật bên trong cơ thể của chúng ta là những vi khuẩn và những vi sinh vật đang cư trú bên trong đường ruột gọi là “vi khuẩn đường ruột”. Thông thường chúng được biết đến là những vi khuẩn tồn tại và kí sinh bên trong đường ruột của vật chủ bằng cách hấp thụ những thành phần dinh dưỡng mà con người chúng ta đưa vào cơ thể. 

Tuy nhiên suốt thời gian qua, chúng ta đã sống và quên mất đi sự tồn tại của chúng mà không biết rằng chúng cũng quan trọng như nước và không khí, thậm chí cũng không biết đến tầm quan trọng của chủng khuẩn bên trong đường ruột của chúng ta. 


Tuy nhiên cùng với sự phát triển đáng kinh ngạc của khoa học và công nghệ đã cho thấy Hệ vi sinh vật của người (Human Microbiome), hay còn gọi là vi sinh vật có nguồn gốc con người có tác dụng tương hỗ với vật chủ của chúng, đồng thời cũng cho thấy số lượng cực đại của chúng bên trong cơ thể của chúng ta. Bên cạnh đó chúng cũng được biết là có mối quan hệ sâu sắc với bệnh tật và duy trì tính ổn định cho cơ thể, như : Thiết lập các “tuyến phòng thủ” thứ nhất để ngăn chặn những vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể hoặc ngăn chặn những hóa chất hỗn hợp mà chúng ta hấp thụ vào. 

Những bạn thường xuyên ghé thăm blog chắc cũng biết rằng vi khuẩn đường ruột và bệnh tật có mối quan hệ với nhau phải không ? 


Nếu vi khuẩn có hại trở nên nhiều hơn thì chúng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của chúng ta. Vậy liệu chúng ta có thể loại bỏ hết những vi khuẩn có hại này bên trong “khu rừng” của những vi khuẩn đường ruột hay không ? 

Không thể được. 

Cũng giống như việc chúng ta phải đồng nhất với hệ sinh thái chúng ta đang sống thì mới có thể sinh tồn thì hệ sinh thái của vi khuẩn đường ruột bên trong cơ thể cũng giống như vậy.

Nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử thì không khó để nhận thấy rằng cuộc sống luôn tồn tại sự cạnh tranh và sự chọn lọc tự nhiên (người biết thích nghi sẽ sống tốt, ngược lại thì không). Những gì biết thích ứng tốt thì tự khắc được chọn lọc và tiếp tục sinh tồn. 

Vi khuẩn đường ruột cũng giống như vậy, không chỉ vi khuẩn có lợi mà cả vi khuẩn có hại phải cùng cộng sinh và tạo thành một chuỗi thức ăn, chúng phải có tác dụng tương hỗ với nhau mới có thể nâng cao tính đa dạng cho nhau. 


Nếu mất đi tính đa dạng thì sẽ gây rối loạn trong chuỗi thức ăn, nhất là việc các nhóm vi sinh vật này sẽ tăng lên hoặc giảm đi và cuối cùng sẽ gây phát sinh bệnh. 

Nói một cách dễ hiểu hơn, việc vi khuẩn có hại tồn tại trong cơ thể của bạn chưa chắc là điều hoàn toàn xấu. Tuy nhiên nếu chúng sinh trưởng quá nhiều thì chắc chắn sẽ là điều không tốt, nhưng sự tồn tại của chúng sẽ cùng cộng sinh với vi khuẩn có lợi và tạo thành một hệ sinh thái của một chuỗi thức ăn tốt, điều này vô tình giúp con người chúng ta có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh. 

Chính vì thế men vi sinh được tạo ra để giúp chúng ta cân bằng lại hệ sinh thái của chủng khuẩn đường ruột. (Chủ yếu ngăn chặn không để quá nhiều vi khuẩn có hại “thống trị” đường ruột). 


Vì vậy sự cân bằng chủng khuẩn đường ruột rất quan trọng. Nhưng nếu như hệ sinh thái của vi khuẩn đường ruột mất đi tính đa dạng thì sẽ như thế nào ? 

Một trong số những nguyên nhân khiến con người mắc bệnh chính là mất đi một nhân tố quan trọng là khả năng phòng vệ các nguồn lây nhiễm. 

Ví dụ : Khi đường ruột bị nhiễm trùng sẽ gây tiêu chảy, nhưng sự khác biệt của bệnh sẽ tùy vào mỗi người. Những vi sinh vật ở cơ quan tiêu hóa là lớp phòng ngự thứ nhất chống lại sự lây nhiễm. Chúng sẽ không chia sẽ nơi cư trú và lượng thức ăn với các vi khuẩn lây bệnh từ đó các vi khuẩn gây bệnh sẽ không thể tồn tại được. Tuy nhiên, tùy theo mỗi người mà phản ứng chống trả hay rút lui của những vi sinh vật đường ruột đối với vi khuẩn gây bệnh sẽ khác nhau nên triệu chứng cảm nhiễm cũng không giống nhau. 


Vấn đề ở đây chính là thói quen sinh hoạt và ăn uống của người hiện đại ngày nay, chủ yếu họ chỉ dùng những thức ăn nhanh, thức ăn làm sẵn. Hơn nữa còn thường xuyên uống rượu và lạm dụng thuốc kháng sinh.Do đó đây chính là nguyên nhân phá vỡ tính đa dạng của hệ sinh thái chủng khuẩn đường ruột. 

Khi cấu tạo của một vòng tuần hoàn có lợi bị rạn nứt thì nó sẽ trở thành một vòng tuần hoàn tiêu cực, do đó những điều tốt đẹp của hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột sẽ từ từ mất đi và gây ra bệnh tật.

Một số các căn bệnh mà chúng ta thường hay mắc phải là xuất hiện các chứng viêm ở cơ quan tiêu hóa, rồi đến viêm da dị ứng Atopy, bệnh tự miễn, tiểu đường, hen suyễn, tổn thương gan, bệnh Parkinson, thúc đẩy sự lão hóa, ung thư, v.v… và làm sức khỏe của chúng ta dần trở nên tiêu cực đi.


Nguyên nhân gây phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột chính là do sự mất cân bằng của chúng, việc này đóng vai trò như một yếu tố gây phân hủy, lên men, thiếu hụt và kích thích vi khuẩn đường ruột. 


Ví dụ : Một bữa ăn hấp thụ nhiều chất béo và các loại thịt nhưng lại hạn chế chất xơ cũng gây nên sự phân hủy ở đường ruột. Có những vi sinh vật cần chất béo cư trú ở ruột già và khi chúng tạo thành một tổ chức khá mạnh thì chúng sẽ khiến não của chúng ta thường xuyên tìm đến những thức ăn đầy dầu mỡ hoặc chất béo và dẫn đến sự phân hủy ở đường ruột.

Nếu việc này xảy ra, chúng ta sẽ không còn hấp thụ những thức ăn cần thiết cho cơ thể nữa mà thay vào đó là hấp thụ những thức ăn mà vi khuẩn có hại cần. Khi đó một trong số những lợi khuẩn mà chúng ta biết đến nhiều nhất chính là khuẩn Bifidobacterium sẽ bị suy giảm, đồng thời làm tăng lưu lượng của dịch mật, làm giảm những chất dinh dưỡng có lợi, tăng các chất gây ung thư hoặc ammonia và gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan của cơ thể. 


Vậy việc tiếp tục sử dụng bữa ăn có nhiều đường hoặc hấp thụ nhiều thức ăn làm sẵn thì sẽ như thế nào ? 

Những thức ăn này sẽ làm tăng men bên trong cơ quan tiêu hóa và kích thích dây thần kinh phế vị, đồng thời làm tăng số lượng vi khuẩn thích đồ ngọt và vi khuẩn có hại bên trong đường ruột. Chúng sẽ làm chúng ta tiếp tục thèm những thức ăn ngọt nên cuối cùng thứ chúng ta hấp thụ vào cũng chỉ là những thức ăn ưa thích của chúng mà thôi. 

Ngoài ra chúng còn làm axit dạ dày và nhu động ruột giảm, làm hệ miễn dịch biến đổi xấu đi và gây thiếu hụt dinh dưỡng, v.v…


Việc uống rượu nhiều cũng tương tự như vậy. 

Khi nhiễm độc ethanol mãn tính sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột, sự kết nối giữa khoảng cách của các tế bào trở nên rời rạc và làm yếu đi bức tường phòng vệ trước các nguồn lây nhiễm. Việc này cũng giống như khi mắc các bệnh về nướu răng (bệnh nha chu), vi khuẩn sẽ theo huyết quản rồi đi khắp cơ thể và gây ra các căn bệnh cho toàn bộ cơ thể. 

Nếu như tính thẩm thấu của đường ruột tăng cao thì những vi khuẩn vốn dĩ không thể xâm nhập vào thành ruột thì nay lại có thể thẩm thấu vào bên trong và đi theo huyết quản gây ra các bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch như : Viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, v.v… Trường hợp nặng sẽ gây nhiễm trùng máu và dẫn đến tử vong. 


Đối với trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh cũng không có sự khác biệt. 

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc bữa ăn thiếu chất xơ cũng gây thiếu hụt những vi khuẩn có lợi ở đường ruột là Bifidobacterium và Lactobacillus. Đồng thời làm gia tăng quá mức những vi khuẩn có hại và gây ra các bệnh như : Bệnh đường ruột có tính viêm, thiếu máu, bệnh thấp khớp, mụn, các bệnh về da, v.v… 

Nói cách khác, việc phân hủy và thiếu hụt các vi khuẩn đường ruột đã đề cập ở trên sẽ gây ra nhiều loại bệnh do xuất hiện những phản ứng miễn dịch và những phản ứng kích thích bất thường. 


Chính vì vậy, chúng ta phải kiểm soát tốt hệ vi sinh vật bên trong cơ thể của chúng ta bằng cách : giảm hấp thụ các loại thịt, giảm những thức ăn nhanh và làm sẵn (những thức ăn này luôn chứa rất nhiều đường), giảm rượu.

Bên cạnh đó sự căng thẳng sẽ làm biến đổi hệ vi sinh vật bên trong cơ thể của chúng ta nên chúng ta phải điều chỉnh lại thói quen ăn uống và giải tỏa căng thẳng để kiểm soát tốt và tránh làm những vi sinh vật có lợi bên trong cơ thể chúng ta biến đổi. 


Tuy nhiên việc chấm dứt sử dụng các loại thức ăn làm sẵn, các loại thịt và rượu, v.v…, không phải là chuyện một sớm một chiều, cũng như việc giảm hấp thụ những thức ăn không có lợi một cách có chừng mực là điều không dễ dàng, vì thế các bạn hãy sử dụng probiotics có chứa chủng khuẩn có lợi Bifidobacterium để bổ sung lượng khuẩn có lợi đã bị giảm đi, song song đó cũng đừng quên lựa chọn thức ăn và các loại thuốc một cách cẩn thận.

Các bạn hãy luôn giữ thói quen sinh hoạt khỏe mạnh để đảm bảo cho sự gia tăng chủng khuẩn có lợi bên trong đường ruột nhé. 

Dr.G chúc các bạn một ngày khỏe mạnh. : )


(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

0 nhận xét: