Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 2) - Phần 11 : Muối, cao huyết áp và hệ vi sinh vật đường ruột.

Dr. G xin chào các bạn !
Các nhà nghiên cứu lại phát hiện thêm 1 – 2 ảnh hưởng nữa của hệ vi sinh vật đường ruột trong cơ thể chúng ta. Nguyên cứu cho biết : Những vi khuẩn đường ruột vừa là nguyên nhân gây ra các bệnh như : bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, v.v… Vừa có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch.


Hơn nữa, gần đây nhóm các nhà nghiên cứu của Viện Y Tế Charité thuộc Đại học Y Berlin và trung tâm Max Delbrück Berlin đã phát hiện : Muối ăn làm giảm số khuẩn men vi sinh đặc biệt bên trong đường ruột của người và các chú chuột thí nghiệm, muối cũng gây ảnh hưởng đến tế bào miễn dịch có một phần liên quan đến các bệnh tự miễn và cao huyết áp.

Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí khoa học Nature cho biết : Họ đã tiêm chủng khuẩn probiotics vào những chú chuột thí nghiệm có triệu chứng như trên và thấy triệu chứng được giảm nhẹ.


LACTOBACILLUS GIÚP CÂN BẰNG ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA MUỐI

Nếu thức ăn có chứa quá nhiều muối sẽ có thể gây ra bệnh cao huyết áp và gây ảnh hưởng đến bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng. Giáo sư Mueller đã chứng minh sự thật là nếu sử dụng muối quá độ sẽ giết chết lợi khuẩn đường ruột, gây ra bệnh cao huyết áp và làm tăng số lượng tế bào trợ giúp Th17 (T-helper 17 cells).

* Tế bào miễn dịch Th17 có liên quan đến các bệnh tự miễn như : Cao huyết áp, bệnh đa xơ cứng.


Kết quả thí nghiệm trên đã xác nhận : Những vi sinh vật đường ruột là một nhân tố quan trọng chi phối bệnh tật, tuy nhiên chúng cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng từ muối. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm đối tượng riêng biệt là chuột và 12 người đàn ông khỏe mạnh, kết quả cho thấy sau khi tăng lượng hấp thụ muối trong suốt 2 tuần, họ đã kiểm tra và không phát hiện ra khuẩn lactobacillus bên trong đường ruột nữa mà thay vào đó là huyết áp tăng và số lượng tế bào trợ giúp Th17 cũng tăng lên. Điều này cho thấy khuẩn Lactobacillus có phản ứng nhạy cảm trong thời gian hấp thụ muối.


Vai trò của vi khuẩn đường ruột đối với nhiều loại bệnh đang càng ngày càng trở thành tiêu điểm nghiên cứu quan trọng. Nhóm nghiên cứu cho biết : Bệnh đa xơ cứng là một trong những căn bệnh nhạy cảm với muối và có thể điều trị được bằng cách bổ sung probiotics phù hợp với từng người, đây cũng như một cách tiêu chuẩn để điều trị bệnh liên quan đến miễn dịch trong tương lai.

Hơn nữa thông qua kết quả nghiên cứu lần này đã nhấn mạnh : Không nên có ý nghĩ sai lầm về việc khi bạn sử dụng probiotics rồi thì muốn ăn bao nhiêu muối cũng không thành vấn đề.






Thông qua kết quả nghiên cứu lần này, chắc có lẽ các bạn cũng đã biết thêm được tầm quan trọng của Microbiome, đúng không ? Microbiome không chỉ chiếm 1 ~ 3% thể trọng của con người mà dựa vào kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy chúng cũng có liên quan đối với những tác dụng lên hệ miễn dịch của chúng ta, chúng cũng điều chỉnh phản ứng của thuốc và có ảnh hưởng lến đến việc trao đổi chất.

* Microbiome là thông tin di truyền của những vi sinh vật sống bên trong con người.


Chính vì thế đây là lý do mà Microbiome đang ngày càng trở nên quan trọng hơn và được các nhà nghiên cứu gọi là hệ gen thứ 2. Việc cấu trúc lại cơ sở dữ liệu về thông tin di truyền của hệ vi sinh vật hay còn gọi Microbiome bên trong cơ thể chúng ta sẽ giúp cung cấp những phương thuốc theo toa và những cơ sở y học phù hợp với từng cá nhân trong tương lai gần.

Dr.G nghĩ rằng việc xây dựng ngân hàng hệ vi sinh vật đường ruột sẽ có thể đáp ứng cho một tương lai mới lấy nền tảng là Microbiome, giống như những gì đang được tiến hành tại Hàn Quốc và các nước trên thế giới.

Dr.G chúc các bạn một ngày khỏe mạnh. :- )


(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

0 nhận xét: